Viêm đại tràng mạn tính – Không hiểu hết bệnh khó điều trị

Gửi lúc 11:37' 28/12/2015

Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở nước ta, chiếm gần 20% dân số, nhưng thực tế có khoảng hơn 80% người bị viêm đại tràng mạn tính mắc sai lầm trong việc điều trị bệnh.

Viêm đại tràng là căn bệnh phổ biến ở nước ta, chiếm gần 20% dân số, nhưng thực tế có khoảng hơn 80% người bị viêm đại tràng mạn tính mắc sai lầm trong việc điều trị bệnh. Những sai lầm này không chỉ làm cho bệnh nặng hơn và kéo dài dai dẳng nhiều năm mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như thiếu máu, suy kiệt, thủng đại tràng, chảy máu nặng, ung thư đại tràng…

Khó điều trị dứt điểm nếu không hiểu bệnh

Theo các bác sỹ chuyên khoa tiêu hóa, tỷ lệ người bệnh viêm đại tràng mạn tính không  được điều trị dứt điểm là khá cao. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do người bệnh chưa có những hiểu biết đúng đắn về căn bệnh này.

Cụ thể, hầu hết những người bị viêm đại tràng mạn tính điều trị bằng cách tự uống thuốc kháng sinh, kháng viêm, men vi sinh, thuốc cầm tiêu chảy… để giải quyết các triệu chứng của bệnh như đau bụng, đi ngoài phân lỏng, đầy bụng… là xong mà không cần đi thăm khám bệnh viện.

Tuy nhiên, đây là một việc làm hết sức sai lầm, bởi vì giải pháp này chỉ giúp giải quyết được phần “ngọn” của bệnh. Ngoài ra, việc lạm dụng các loại thuốc này còn có thể gây nhờn thuốc và làm cho bệnh ngày càng nặng hơn.

Một số trường hợp điều trị đúng thuốc, đúng phương pháp nhưng lại không kiên trì. Họ thường ngưng uống thuốc ngay khi thấy các triệu chứng đã biến mất mà không biết rằng, các tổn thương trên niêm mạc đại tràng và chức năng hệ tiêu hóa vẫn chưa hoàn toàn hồi phục.

Bên cạnh đó, có nhiều người bệnh mặc dù uống thuốc đầy đủ nhưng lại không điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt cho phù hợp mà vẫn tiếp tục ăn những thức ăn không đảm bảo vệ sinh, nhiều dầu mỡ, chất tanh, uống nhiều rượu bia…. khiến cho đại tràng bị kích thích nên thuốc ít có tác dụng hoặc tác dụng chậm, thậm chí không có tác dụng. Hậu quả là bệnh không khỏi mà còn tái phát nặng lên.

Hiểu và điều trị bệnh thế nào cho đúng?

Quan điểm của y học hiện đại (YHHĐ) cho rằng, viêm đại tràng mạn tính khởi phát từ các đợt viêm đường tiêu hóa cấp tính do đại tràng bị nhiễm các vi khuẩn, ký sinh trùng, các hóa chất qua ăn uống nhưng không được điều trị dứt điểm.

Tuy nhiên, YHHĐ vẫn chưa giải thích rõ được tình trạng đại tràng bị viêm và tái phát liên tục cũng như sự nhạy cảm của đại tràng với thức ăn lạ, chất tanh…nên việc điều trị viêm đại tràng mạn tính vẫn chỉ dừng ở mức giải quyết các triệu chứng của bệnh.

Trong khi đó, Y học cổ truyền thì cho rằng: Sở dĩ đại tràng dễ  bị viêm, tái phát và trở thành bệnh mạn tính là do công năng của hệ tiêu hóa bị suy yếu, mất cân bằng.

Vì vậy, để điều trị dứt điểm bệnh viêm đại tràng thì cần phải điều trị cả “ngọn” và “gốc” bệnh nhằm phục hồi hoàn toàn “sức khỏe” của đại tràng. Nghĩa là bên cạnh việc tiêu viêm, khôi phục niêm mạc ruột, hết vết loét thì cần phải nâng cao và phục hồi chức năng hệ tiêu hóa.

 

Theo các bác sỹ Y học cổ truyền, có rất nhiều bài thuốc Đông y điều trị hiệu quả bệnh viêm đại tràng mạn tính như “Sâm linh bạch truật tán” và  “Hương sa lục quân tử”. Đây là hai bài thuốc cổ phương rất nổi tiếng gồm các thành phần như Mộc hương, Hoàng đằng, Bạch truật, Bạch thược, Hoài sơn… Kế thừa bài thuốc cổ phương trên, công ty Đông dược Phúc Hưng đã nghiên cứu cho ra đời thuốc Đại tràng hoàn P/H. Thuốc kết hợp hai bài thuốc trên với nhau vừa có tác dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, làm hết các triệu chứng như tiêu chảy, sống phân, đau bụng…, vừa giúp cân bằng nhu động ruột, phục hồi và tăng cường công năng hệ tiêu hóa.

Như vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng Đông y để điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính. Ngoài ra, trong quá trình điều trị và sau khi khỏi bệnh, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý, khoa học để ngăn ngừa bệnh tái phát.