"Nóng trong" theo quan điểm của Đông y và cách điều trị

Gửi lúc 10:40' 28/06/2023

Trong Đông y, “nóng trong” được dùng bằng khái niệm khác đó là “thượng hoả”. Đông y cho rằng, do cơ thể mất cân bằng về âm dương, hoả nhiệt trong cơ thể quá thịnh, dẫn đến “thượng hoả”.

Phân loại “nóng trong người” như thế nào?

1. TÂM HỎA

Tâm hoả phân thành hai loại là hư và thực.

Hư hoả thường biểu hiện có sốt nhẹ hoặc không sốt, ra mồ hôi trộm, tâm phiền bứt rứt, khó chịu, miệng khát,… Điều trị ngoài việc tư dưỡng tạng tâm, đồng thời chú ý thanh hư hoả, các vị thuốc thường dùng là mạch môn, cúc hoa,…

Thực hoả biểu hiện là thường xuyên nhiệt miệng, miệng tróc lở, răng sưng đau, miệng khô, tiểu tiện đỏ, tâm phiền bứt rứt, dễ cáu giận… Đa phần nguyên nhân do âm hư không chế được dương, tâm hoả bốc lên dẫn đến các triệu chứng như trên. Điều trị thường dùng các thuốc vị thuốc tính hàn lương như liên tử tâm (tâm sen). Ăn uống nên ăn thanh đạm, hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ ví dụ như ớt, hành, tiêu,….Tăng cường ăn các món ăn vị ngọt, tính mát, nhuận, sinh tân dịch như ngân nhĩ.

2. PHẾ - ĐẠI TRƯỜNG HỎA

Biểu hiện chủ yếu là ho khan, ít đờm hoặc đờm vàng dính, khó khạc, trong đờm có thể có lẫn máu, họng đau, tiếng khàn, lòng bàn tay bàn chân nóng, ra mồi hôi trộm,…

Triệu chứng của phế - đại trường hoả nhiệt thường xuất hiện vào cuối hạ đầu thu do tiết trời chuyển khô, hoả tà thừa cơ để bén lửa mạnh mẽ hơn. Điều trị nên dùng các thuốc tư âm giáng phế hoả như bách hợp, liên tử tâm (tâm sen), lê hấp đường phèn, ngân nhĩ,…

Một biểu hiện khác là biểu hiện thường xuyên chảy máu cam, trường hợp này có thể dùng bạch mao căn hãm trà uống hàng ngày. “Phế chủ bì mao” điều này có nghĩa phế có liên quan mật thiết đến da, bì phu bảo vệ bên ngoài cơ thể, chính vì vậy phế hoả còn có biểu hiện mẩn ngứa, dị ứng, mề đay, đặc biệt là rôm sẩy ở trẻ nhỏ. Đó cũng là lý do từ xưa, các cụ đã dùng mướp đắng (khổ qua), hoặc lá bồ công anh vị đắng tính lạnh đun nước tắm cho trẻ trong trường hợp này, hiệu quả rất nhanh và hoàn toàn lành tính.

3. TỲ VỊ HỎA

Trường hợp vị hoả cũng phân hai loại là hư và thực.

Tạng tỳ khai khiếu ra miệng và môi, chính vì vậy tỳ vị hoả thường có biểu hiện môi và miệng khô, môi khô tróc vảy, thậm chí chảy máu. Tỳ vị hoả còn có biểu hiện niêm mạc trong khoang miệng thường xuyên tróc lở, các nốt nhiệt miệng xuất hiện tái đi tái lại. Nhiệt miệng, tróc lở miệng vừa là biểu hiện vị hoả vừa biểu hiện tâm có nhiệt thịnh bởi tâm hoả nhiệt dẫn đến tỳ vị nhiệt theo quan hệ mẹ - con trong ngũ hành. Với trường hợp nhiệt miệng kéo dài, Đông y thường dùng các vị thuốc vị đắng tính hàn như hoàng liên, chi tử, nhân trần,…

Một nguyên nhân khác dẫn đến tỳ vị hoả thịnh là do thói quen ăn uống cay nóng, béo ngọt, chất kích thích. Tuy nhiên, vị hoả còn có thể do thức ăn tiêu hoá chậm, đình trệ quá lâu trong đường tiêu hoá dẫn đến sản sinh nhiệt, đây là một loại nhiệt do thực tích gây ra. Thực hoả biểu hiện thượng vị đau tức, khó chịu, miệng khô, miệng đắng, đại tiện phân táo, rêu lưỡi vàng dính. Tỳ vị hoả còn có liên quan đến chu kỳ sinh lý ở nữ giới, một số người đến kỳ kinh thường xuất hiện nhiệt miệng, tróc lở miệng hay mụn mọc nhiều hơn.

Với các triệu chứng tỳ vị hoả không quá mãnh liệt, có thể điều chỉnh bằng thực phẩm hàng ngày như mướp đắng (khổ qua), bí đao,…

4. CAN ĐỞM HỎA

Chúng ta vẫn thường hình dung người thể trạng can hoả là người có tính cách có phần vội vàng, nóng nảy, dễ kích động. Thực tế đúng như vậy, người thể trạng can hoả còn có các biểu hiện khác như miệng khô, miệng đắng khi ngủ dậy, đánh răng hay bị nôn dù không tác động vào hầu họng, miệng có mùi hôi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngủ kém, mắt khô, rêu lưỡi dày, chảy máu chân răng… Can khai khiếu ra mắt, chính vì vậy can đởm hoả còn có biểu hiện mắt gặp gió là ngứa, gặp gió là chảy nước mắt, mắt đỏ sưng đau, viêm kết mạc,…

Một biểu hiện khác của can đởm hoả là đau thần kinh do zona, những cơn đau có thể kéo dài hàng tháng, hàng năm, đặc biệt ở người lớn tuổi sức đề kháng kém thì khả năng hồi phục càng lâu hơn, đây là biểu hiện của nhiệt độc còn dư trong cơ thể. Can đởm hoả thường dễ phát sinh hơn vào mùa xuân và mùa hè bởi mùa xuân thuộc hành mộc, mùa hạ thuộc hành hoả, mộc sinh hoả theo ngũ hành thuộc quan hệ tương sinh.

Các vị thuốc thanh tả can đởm hoả thường dùng là long đởm thảo, hạ khô thảo, bồ công anh, chi tử, cúc hoa, bạc hà, kim ngân hoa,… Thực phẩm nên dùng cho người can đởm hoả thường là rau, củ, quả vị đắng tính lạnh như mướp đắng (khổ qua), cải đắng,…

5. THẬN HỎA

Biểu hiện chủ yếu thường là đầu váng, mắt hoa, ù tai, tóc rụng, ngủ không sâu, gò má đỏ, lòng bàn tay bàn chân nóng, hình thể gầy, lưng gối mỏi đau,…

Thận hoả nguyên nhân chủ yếu do thận âm hư, không có thận thực hoả, tất cả đều thuộc hư chứng. Điều trị muốn giáng thận hoả cần tư âm, bổ thận. Bài thuốc có thể sử dụng trong trường hợp này là Lục vị địa hoàng hoàn, thực liệu có thể dùng Hoàng bá lục đậu thang, thanh lợi thấp nhiệt, tả hoả giải độc.

Chỉ cần để ý một chút, chúng ta có thể cảm nhận ít nhiều cơ thể mình có “nóng trong” hay không, nhưng việc xác định cụ thể “nóng trong” ở đâu, liên quan đến cơ quan tạng phủ nào sẽ giúp bạn có hướng dự phòng, điều chỉnh cho cơ thể tốt nhất.

Thanh huyết tiêu độc P/H là sản phẩm truyền thống của Đông dược Phúc Hưng ứng dụng nhiều trong điều trị các trường hợp “nóng trong”.

Thanh huyết tiêu độc P/H được bào chế theo bài thuốc cổ phương “Hoàng Liên giải độc thang” với các vị thuốc Hoàng Liên, Hoàng Cầm, Hoàng Bá, Kim Ngân Hoa, Bồ Bồ, Chi Tử,… giúp tả hoả nhiệt độc từ trên xuống dưới, từ thượng tiêu đến hạ tiêu, ứng dụng trên nhiều trường hợp “thượng hoả” ở tâm, phế - đại trường, can đởm hoả, tỳ vị hoả đều có thể ứng dụng, gia giảm.

Trong đó, Hoàng liên là chủ dược, vừa thanh tâm hoả ở thượng tiêu, vừa tả hoả ở trung tiêu (gồm Tỳ và Vị); Hoàng Cầm, Hoàng Bá trợ giúp Hoàng Liên tả hả thanh nhiệt: Hoàng cầm thanh nhiệt ở trên, Hoàng bá thanh nhiệt ở dưới (hạ tiêu), 3 vị thuốc kết hợp - thanh hoả cả “tam tiêu”. Vậy hoả nhiệt được đào thải ra ngoài bằng cách nào? Theo Đông y, nhiệt tà được đào thải ra ngoài qua tiểu tiện và đại tiện. Vị thuốc Chi tử lúc này giống như một vị sứ giả, dẫn nhiệt xuống dưới và đưa ra ngoài.

Đọc đến đây, hẳn bạn sẽ có cảm nhận sao các bậc Y gia xưa lại có thể sáng tạo những bài thuốc hay, các vị thuốc được phối kết hợp với nhau vừa vặn và hoàn hảo đến vậy. Tuy nhiên, vẫn phải nói rằng “dụng dược như dụng binh”, thuốc sẽ phát huy hết công dụng của nó, sẽ là vũ khí sắc bén của thầy thuốc nếu nó được dùng với đúng người, đúng bệnh. Chính vì vậy, người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi sử dụng.

Tổng đài bác sĩ tư vấn miễn cước 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338