Huyết khối: nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Cục máu đông (hay còn gọi huyết khối) gây cản trở hoạt động bình thường của mạch máu, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như tắc mạch phổi, huyết khối tĩnh mạch, đột quỵ,... Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tàn tật, tử vong.
Tìm hiểu thông tin về cục máu đông sẽ giúp chúng ta nhận biết sớm các dấu hiệu nguy cơ, để bảo vệ sức khỏe một cách chủ động.
1. Cục máu đông là gì?
Cục máu đông là kết quả của máu khi chuyển từ trạng thái lỏng sang dạng gel hoặc bán rắn.
Ở trạng thái sinh lý bình thường, đông máu là một quá trình cần thiết giúp cầm máu khi bạn bị thương hoặc bị đứt tay. Cục máu đông bất động thường không gây hại. Tuy nhiên, nếu cục máu đông di chuyển trong lòng mạch, chúng có thể bị tắc nghẽn, ngăn cản lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng, trong đó có tim, phổi và não gây ra các triệu chứng nguy hiểm.
Tùy thuộc vào vị trí hình thành, huyết khối (cục máu đông) có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại biên,...
Cục máu đông hình thành do các tiểu cầu bị hoạt hóa, kết dính vào nhau
2. Phân loại cục máu đông
Hệ thống tuần hoàn được tạo thành từ tĩnh mạch và động mạch, giúp vận chuyển máu đi khắp cơ thể. Các cục máu đông có thể hình thành trong tĩnh mạch hoặc động mạch.
2.1 Cục máu đông động mạch
Khi cục máu đông xảy ra trong động mạch, nó được gọi là cục máu đông động mạch. Loại cục máu đông này gây ra các triệu chứng ngay lập tức và cần được điều trị khẩn cấp. Các triệu chứng của cục máu đông bao gồm đau dữ dội, tê liệt các bộ phận của cơ thể hoặc cả hai. Nó có thể dẫn đến đau tim hoặc đột quỵ.
2.2 Cục máu đông tĩnh mạch
Cục máu đông xảy ra trong tĩnh mạch được gọi là cục máu đông tĩnh mạch. Những loại cục máu đông này có thể hình thành chậm hơn theo thời gian, nhưng chúng vẫn có thể đe dọa tính mạng. Loại cục máu đông tĩnh mạch nghiêm trọng nhất được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu.
Huyết khối tĩnh mạch sâu là gì?
Huyết khối tĩnh mạch sâu là tên gọi khi cục máu đông hình thành ở một trong những tĩnh mạch chính, sâu bên trong cơ thể. Điều này thường xảy ra nhất ở một bên chân, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở cánh tay, xương chậu, phổi hoặc thậm chí là não.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kì (CDC) ước tính rằng huyết khối tĩnh mạch sâu, cùng với thuyên tắc phổi (một loại cục máu đông tĩnh mạch ảnh hưởng đến phổi) ảnh hưởng đến 900.000 người Mỹ mỗi năm. Những loại cục máu đông này giết chết khoảng 100.000 người Mỹ hàng năm.
3. Nguyên nhân hình thành cục máu đông
3.1 Mô tả quá trình tạo thành cục máu đông
Trong điều kiện bình thường, nội mô mạch máu có các chất chống đông ngăn cản sự kết dính của tiểu cầu và sự hoạt hóa các yếu tố đông máu. Khi lòng mạch có tổn thương sẽ kích hoạt hoạt hóa tiểu cầu và các yếu tố đông máu.
Tiểu cầu hoạt hóa và kết dính sẽ giải phóng ra rất nhiều cytokine và tạo bề mặt phức hợp tương tác với các yếu tố đông máu được hoạt hóa. Trong sự hình thành cục máu đông, thrombin đóng vai trò trung tâm, là cầu nối giữa quá trình hoạt hóa tiểu cầu và quá trình đông máu.
Khi mạng lưới fibrin- tiểu cầu được hình thành sẽ giữ các tế bào hồng cầu và bạch cầu từ đó tạo nên các cục máu đông. Tiến triển của cục máu đông phụ thuộc vào sự cân bằng giữa quá trình đông máu và ly giải huyết khối. Nếu quá trình đông máu diễn ra mạnh hơn, cục máu đông được hình thành nhiều hơn và có khả năng gây tắc mạch máu cao hơn.
3.2 Những ai có thể bị cục máu đông
Cục máu đông có nguy cơ cao xuất hiện ở những người:
- Người trên 65 tuổi: Càng lớn tuổi càng dễ bị cục máu đông, đặc biệt trên 65 tuổi.
- Thời gian nằm viện lâu, phẫu thuật và chấn thương có thể làm tăng đáng kể nguy cơ đông máu.
- Thiếu máu do thiếu sắt
- Người mắc các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành
- Người mắc tiểu đường, cao huyết áp
Các yếu tố khác là nguyên nhân gây đông máu ở mức độ thấp hơn, gồm:
- Uống thuốc tránh thai hoặc bổ sung nội tiết tố.
- Mang thai.
- Bị ung thư, hoặc đã được điều trị ung thư.
- Có tiền sử gia đình về cục máu đông hoặc dễ bị đông máu.
- Bị mắc virus, vi khuẩn như virus Corona (Covid-19).
- Thừa cân hoặc béo phì.
- Ít vận động.
- Hút thuốc lá.
4. Dấu hiệu nhận biết cục máu đông
Cục máu đông thường không có dấu hiệu đặc hiệu nên rất khó để biết liệu có bị đông máu hay không. Khi các triệu chứng xuất hiện, dễ bị nhầm lẫn do các triệu chứng này giống với triệu chứng của các bệnh khác. Dưới đây là những dấu hiệu và triệu chứng cảnh báo sớm về cục máu đông ở chân hoặc cánh tay, tim, bụng, não và phổi.
4.1 Triệu chứng cục máu đông ở chân và cánh tay
Cục máu đông ở chân hoặc cánh tay là vị trí thường xuyên xuất hiện huyết khối, có thể có các triệu chứng khác nhau, bao gồm:
- Sưng tấy
- Đau đớn
- Thay đổi màu sắc: Cánh tay, chân chuyển màu đỏ hoặc xanh
- Nóng hoặc ngứa
- Chuột rút ở cẳng chân
- Khó thở: Xảy ra khi cục máu đông di chuyển từ chân tay đến phổi
Các triệu chứng này phụ thuộc vào kích thước của cục máu đông. Đó là lý do tại sao một người bị máu đông có thể không có bất kỳ triệu chứng nào hoặc chỉ bị sưng nhẹ ở bắp chân mà không đau nhiều. Nếu cục máu đông lớn, toàn bộ vùng chân có thể bị sưng tấy kèm theo cơn đau lan rộng. Thường không có cục máu đông ở cả hai chân hoặc cánh tay cùng một lúc.
4.2 Dấu hiệu có cục máu đông ở phổi
Huyết khối di chuyển đến phổi được gọi là thuyên tắc phổi. Các triệu chứng gồm:
- Khó thở đột ngột không phải do tập thể dục
- Tức ngực
- Đánh trống ngực hoặc nhịp tim nhanh
- Vấn đề về hô hấp
- Ho ra máu
4.3 Triệu chứng cục máu đông ở tim
Tim là vị trí ít có khả năng xuất hiện huyết khối, nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Cục máu đông trong tim có thể khiến ngực bị đau, nặng nề. Ngoài ra, còn có thể bị các triệu chứng tiềm ẩn khác như chóng mặt, khó thở.
4.4 Biểu hiện khi có cục máu đông ở bụng
Đau và sưng bụng dữ dội có thể là triệu chứng của cục máu đông. Đây cũng có thể trùng với các triệu chứng của virus dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm.
4.5 Dấu hiệu của cục máu đông ở não
Cục máu đông trong não còn được gọi là đột quỵ. Triệu chứng đau đầu đột ngột và dữ dội, cùng với một số triệu chứng khác, như không thể nói hoặc không thể nhìn.
5. Điều trị cục máu đông
Có hai phương pháp điều trị chính gồm sử dụng thuốc và phẫu thuật. Việc điều trị cục máu đông tùy thuộc vào vị trí của chúng.
Thông thường, cục máu đông ở chân được điều trị bằng thuốc, nhưng nếu có nguy cơ cao cục máu đông di chuyển đến phổi hoặc bạn không thể dùng thuốc một cách an toàn, có thể đặt một thiết bị gọi là bộ lọc tĩnh mạch chủ dưới.
Các loại thuốc chống đông máu
5.1 Thuốc ức chế kết tập tiểu cầu
Một số thuốc có thể làm giảm độ kết dính của máu, ngăn chặn các tiểu cầu thu hút lẫn nhau để tạo thành nút tiểu cầu, ức chế sự hình thành cục máu đông, chẳng hạn như Aspirin, Clopidogrel (Plavix), Dipyridamole ( Persantine ), Prasugrel (Effient), Ticagrelor (Brilinta), Ticlopidine (Ticlid )…
5.2 Thuốc làm loãng máu
Các loại thuốc có tác dụng làm loãng máu khiến cơ thể gặp khó khăn trong việc tạo ra các yếu tố đông máu bao gồm: Dabigatran (Pradaxa), Heparin, Rivaroxaban (Xarelto), Warfarin (Coumadin)…
Một số loại thuốc làm tan huyết khối, được gọi là chất hoạt hóa mô plasminogen (tPA) kích hoạt các protein phân hủy thành sợi fibrin. Các thuốc này đôi khi được sử dụng để cấp cứu nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.
Trong trường hợp chảy máu khẩn cấp liên quan đến việc sử dụng chất làm loãng máu Pradaxa, thuốc idarucizumab (Praxbind) có thể sử dụng để đảo ngược quá trình làm loãng máu.
5.3 Thuốc từ thảo dược thiên nhiên giúp chống đông máu
Các nhà khoa học cho rằng việc sử dụng các hợp chất nguồn gốc thiên nhiên để dự phòng giúp giảm được đáng kể tác dụng phụ và có nhiều lợi thế hơn. Nhiều loại thuốc cổ truyền của Việt Nam đã được sử dụng để kích thích lưu thông máu và loại bỏ máu ứ đọng, một trong số đó là vị thuốc quý huyết giác.
Từ những năm 2015 - 2017, trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu, lý giải về cơ chế tan máu bầm, ngăn ngừa huyết khối, chống đông máu của thảo dược huyết giác.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, dịch chiết huyết giác có tác dụng chống đông máu, giúp tan cục máu đông theo 2 cơ chế toàn diện: Vừa ngăn ngừa quá trình tạo cục máu đông từ giai đoạn sớm, vừa đóng vai trò quan trọng trong quá trình phá hủy cục máu đông sau khi đã hình thành.
Vị thuốc huyết giác, thành phần chính duy nhất của thuốc Long huyết P/H có tác dụng giúp tan cục máu đông hiệu quả, an toàn
6. Phòng ngừa cục máu đông để giảm nguy cơ tử vong sớm
Không có phương pháp nào ngăn ngừa hoàn toàn sự hình thành huyết khối, tuy nhiên, có rất nhiều cách để giảm thiểu nguy cơ như sử dụng thuốc điều trị đúng theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đã từng bị huyết khối, cần thiết phải sử dụng một số loại thuốc để phòng ngừa huyết khối và giải quyết các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông trong tương lai.
Ngoài ra, một lối sống lành mạnh cũng rất quan trọng để phòng ngừa cục máu đông. Bạn cần duy trì các thói quen có lợi như đeo khẩu trang ở nơi công cộng để phòng tránh covid 19, không hút thuốc lá, ăn nhạt, ăn ít chất béo (đặc biệt là chất béo bão hòa), ăn nhiều rau củ quả tươi, tập thể dục thường xuyên ( các bài tập đơn giản như đi bộ, đi xe đạp, bơi lội)… Áp dụng đồng bộ những giải pháp này, cục máu đông sẽ không còn là mối nguy hại đối với sức khỏe.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165131 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66989 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46406 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36527 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30849 lượt xem )