Mẹo xử lý vết thương tại nhà
Kỹ thuật sơ cứu tại nhà đối với những vết thương đơn giản là kiến thức quan trọng nhưng nhiều người thường không chú ý. Bạn đã biết xử lý, chăm sóc vết thương sao cho nhanh cầm máu, nhanh lành và không gây biến chứng?
Cầm máu
Nếu vết thương trên da do vật nhọn đâm vào, cần thực hiện các bước sau:
Trước tiên, lấy vật nhọn ra khỏi vết thương.
Nếu sau năm phút mà máu vẫn tiếp tục chảy, bạn phải cầm máu bằng cách dùng một chiếc khăn cotton sạch băng kín vết thương (vết rách).
Ấn và giữ chiếc khăn thật chặt ngay vị trí đang bị chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy hẳn.
Bạn cũng có thể đặt vùng bị thương lên cao hơn vị trí của tim, theo hướng đối diện với dòng máu chảy. Điều này cũng giúp cầm máu hiệu quả.
Lau rửa vết thương
Rửa sạch vết thương bằng nước xà phòng.Lau sạch bằng bông gòn. Bạn có thể dùng nước muối đẳng trương để lau rửa vết thương. Pha nước muối bằng cách cho từ 30g đến 45g muối vào một lít nước đun sôi, để nguội.
Dùng kháng sinh
Để phòng tránh nhiễm trùng hoặc nhiễm khuẩn cho các vết thương, bạn cần dùng kháng sinh. Hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ về loại kháng sinh thích hợp với tình trạng sức khỏe cũng như mức độ tổn thương trên da.
Dùng tỏi
Dùng hai-ba tép tỏi nghiền nát, pha một ít rượu trắng, lọc lấy nước để rửa vết thương mỗi ngày hai lần cho đến khi vết rách trên da lành hẳn. Tuy nhiên, phải chú ý ngưng thực hiện cách này nếu cơ thể có phản ứng như ngứa, rát hay phát ban trên da.
Hành
Hành thường được sử dụng trong những trường hợp vết thương gây đau, nhức hay mưng mủ. Bạn chỉ cần dùng một ít hành tím băm nhuyễn, trộn với chút xíu mật ong rồi đắp lên chỗ đang bị đau hoặc có mủ. Dùng băng gạc băng kín vết thương đang được đắp hành trong khoảng một giờ rồi tháo bỏ. Lặp lại việc này vài lần trong ngày để vết thương nhanh rút mủ và bớt đau dần.
Thoa gel lô hội
Cắt một lá lô hội, gọt bỏ vỏ và nạo lấy phần dịch nhờn (gel) của chúng để đắp lên vết thương. Tuy nhiên, đối với các vết thương do phẫu thuật, bạn không nên thoa gel này vì chúng làm vết thương lâu lành.
Nghệ
Nghệ khử trùng rất tốt và làm lành vết thương nhanh. Bạn chỉ cần giã nát củ nghệ tươi, đắp vết thương thường xuyên hàng ngày. Không chỉ giúp cầm máu hiệu quả, nghệ còn có tác dụng đẩy nhanh quá trình liền da, không để lại sẹo.
Bột cà phê
Đắp bột cà phê nguyên chất lên vết thương ba lần mỗi ngày. Cà phê vừa có công dụng khử trùng, kháng khuẩn, lại vừa cầm máu rất hiệu nghiệm.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165288 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67125 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46957 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36633 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 31306 lượt xem )