Đau bụng kinh - khi nào nên thận trọng?

Gửi lúc 14:40' 08/06/2013

Bạn đang đến “ngày đèn đỏ”, bạn không chỉ đối mặt với hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), mà còn có thể gặp phải những cơn đau bụng kinh. Cơn đau này xuất hiện ở vùng bụng, vùng chậu và có thể khiến bạn từ khó chịu đến mệt mỏi.


 

Nhưng nếu những cơn đau này là mạn tính, có thể bạn đang mắc bệnh gì đó nghiêm trong hơn. Hãy đến khám bác sỹ và tham khảo ý kiến từ các chuyên gia nếu bạn nghi ngờ mình mắc bệnh.

Đau bụng thông thường

Cảm giác đau ở bụng dưới, thường đau nhẹ và có thể kéo dài vài giờ. Sau khi uống thuốc giảm đau là bạn có thể hoạt động bình thường.

U nang buồng trứng

Nếu bạn bị đau bụng ghê gớm và bị chảy máu, có thể bạn đang bị u nang buồng trứng, một bệnh phổ biến ở phụ nữ. Bệnh này có thể được điều trị bằng thuốc hay phẫu thuật. Hãy đến khám bác sỹ nếu bạn nghĩ mình có thể đang bị bệnh này.

Lạc nội mạc tử cung

Nếu bạn thấy đau bụng nhiều hơn mọi khi hay đau trong khi đang quan hệ, bạn có thể bị lạc nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc phát triển bên trong tử cung và bong ra khi đến kỳ kinh. Lạc nội mạc tử cung là khi lớp niêm mạc này phát triển ra những cơ quan khác ngoài tử cung, như ruột.

Viêm vòi trứng


Trong trường hợp này, vòi trứng của bạn bị viêm do u nang buồng trứng hoặc các viêm nhiễm khác. Bệnh này khiến cho trứng khó di chuyển qua vòi trứng, thường gây đau khi rụng trứng và đau bụng dữ dội.

Bệnh viêm vùng chậu mạn tính

Nếu bạn bị đau bụng trầm trọng, đó có thể là bệnh viêm vùng chậu. Bệnh này thường là do các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nó cũng có thể do u nang bị nhiễm trùng và vỡ. Viêm vùng chậu có thể gây đau dữ dội và thường không khỏi ngay lập tức. Bệnh hay tái phát và dễ trở thành mạn tính.

St