Tại sao không nên ngồi lâu
Theo y học cổ truyền, tỳ chủ cơ nhục, cơ nhục chính là cơ bắp của chúng ta hay nói chuyện, ngồi lâu có thể làm tổn thương cơ nhục, ngồi lâu mà không vận động thực chất là làm tổn thương tỳ.
Đông y có câu: “Cửu thị thương huyết, cửu tọa thương nhục, cửu ngọa thương khí, cửu lập thương cốt, cửu hành thương cân” có nghĩa là: nhìn lâu làm tổn thương huyết, ngồi lâu tổn thương cơ nhục, nằm lâu tổn thương khí, đứng lâu tổn thương xương, đi nhiều tổn thương gân. Thì ngồi lâu làm tổn thương cơ nhục là vậy. Tỳ lại còn có thể sinh ra được huyết dịch nên tỳ hư huyết cũng hư theo, khí huyết lưỡng hư, khí huyết đều kém vậy.
Nên chúng ta có cảm giác: ngồi suốt cả ngày, ăn uống không tốt, bụng dễ đầy hơi, táo bón không thông, thân thể nặng nề khổ sở vì thấp khí, đây đều là do khả năng vận hóa của tỳ vị giảm sút.
Ngồi lâu ảnh hưởng không tốt tới cơ thể
Ra ngoài đi dạo và vận động, cơ thể sẽ dễ chịu hơn rất nhiều, tập thể dục xong sẽ có cảm giác muốn ăn, sau khi ăn xong ra ngoài đi dạo, tiêu hóa sẽ dễ chịu hơn một chút. Dù bận rộn đến đâu, bạn cũng hãy sắp xếp thời gian để tập thể dục mỗi ngày. Trên đường đi làm và về nhà, nếu có thể đi bộ thì nên đi bộ, nếu bạn đi dạo sau bữa tối, thậm chí trong nửa giờ, tình trạng tỳ vị của bạn sẽ khác.
Nếu tỳ vị yếu thêm, khí huyết yếu thêm, cơ thể đặc biệt nặng nề, vận động không được, lâu hơn tí thì rất mệt, không có cách nào kiên trì được, muốn gầy cũng khó.
Giới thiệu cho mọi người bài thuốc Bát trân thang dùng rất tốt trong tình trạng trên:
Bát trân thang gồm có 8 vị thuốc tạo thành là: Đẳng sâm, bạch truật sao, bạch phục linh, cam thảo, đương quy, bạch thược, xuyên khung, thục địa hoàng. Thuốc có vị ngọt, hơi đắng nhẹ. Có tác dụng bổ khí ích huyết. Dùng vào khí huyết đều kém, sắc mặt vàng vọt, ăn uống kém, tay chân không có sức, ở phụ nữ còn điều được kinh nguyệt. Lấy tác dụng bổ tỳ ích khí của đẳng sâm, đại bổ âm huyết của Thục địa hoàng mà làm vị thuốc chủ đạo. Bạch truật, phục linh trợ cho Đẳng sâm để bổ tỳ ích khí mà trừ được thấp; Đương quy, Bạch thược trợ cho Thục địa hoàng để bổ huyết dưỡng tâm can; cộng lại làm thần dược. Xuyên khung hành khí hoạt huyết, khiến cho bổ mà không nê trệ, làm tá dược. Cam thảo ích khí điều hòa các vị thuốc làm sứ dược.
Đối với phụ nữ kinh nguyệt không đều có thể thêm Ích mẫu thảo thành bài thuốc Bát trân ích mẫu thang có tác dụng Bổ khí dưỡng huyết, điều kinh. Trong ấy Ích mẫu thảo có tác dụng hoạt huyết trừ ứ trệ mà điều hòa kinh nguyệt.
Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc thì người bệnh cũng nên thăm khám tại chuyên khoa y học cổ truyền để kiểm tra tình trạng của mình, tuỳ theo thể trạng bác sĩ sẽ gia giảm thêm bài thuốc giúp bồi bổ tỳ vị, nâng cao thể trạng, tiêu hóa tốt hơn giải quyết tận gốc cảm giác khó chịu do ngồi lâu nhé!
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165112 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66971 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46285 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36513 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30758 lượt xem )