Đề phòng đau bụng kinh

Gửi lúc 16:13' 03/05/2013

Trong những ngày hành kinh hoặc trước và sau khi hành kinh có thể có đau bụng nhẹ, cảm giác khó chịu như bụng sa sụt xuống, đó là hiện tượng bình thường. Nhưng nếu những khó chịu này trở nên nặng thêm rõ rệt, ảnh hưởng đến làm việc và sinh hoạt, cần phải điều trị thì đó là đau bụng kinh. Đau bụng kinh có thể chia làm 2 loại là nguyên nhân và kế phát.

Đau bụng kinh nguyên phát thì sau khi có kinh nguyệt lần đầu tiên thì bắt đầu bị đau, phần nhiều là đau có tính công năng, thấy nhiều ở những thanh nữ chưa kết hôn, chưa sinh con.

Đau bụng kinh kế phát là sau khi có kinh nguyệt một thời gian mới xuất hiện, phần nhiều đau có tính khí chất, thường thấy do nguyên nhân dị vị màng trong tử cung, viêm khoang chậu, đặt vòng tránh thai tử cung v.v.. Đau thường xuất hiện sau khi hành kinh mấy giờ, hoặc trước khi hành kinh một, hai giờ là bắt đầu, trong những ngày hành kinh đau tăng nặng thêm. Có thể là đau quặn ở bụng, đau trướng tức, đau như sa sụt bụng xuống, khi đau dữ dội có thể buồn nôn, nôn mửa, da mặt trắng xanh, chân tay lạnh ngắt, thậm chí hư thoát (là hiện tượng bệnh lâu ngày, nguyên khí hư nhược, tinh khí hết dần v.v…

Đau bụng kinh có thể gây nên cho người bệnh khó chịu, khi đau bụng kinh nghiêm trọng càng có thể ảnh hưởng đến làm việc và sinh hoạt, do dó việc đề phòng và điều trị bệnh đau bụng kinh cần phải được coi trọng hết sức.

Đề phòng:

- Người bệnh thường ngày cần chú ý tăng cường dinh dưỡng, tăng cường tập luyện, rèn luyện thân thể để tăng cường thể chất, chú ý kết hợp giữa lao động và nghỉ ngơi.
- Nhận thức chính xác những tri thức về vệ sinh sinh lý có liên quan đến kinh nguyệt. Tiêu trừ những tâm trạng lo sợ, căng thẳng đối với kinh nguyệt.
- Chú ý vệ sinh kinh nguyệt, khi hành kinh tránh vận động quá mạnh và ăn những thức ăn sinh lạnh, chú ý giữ ấm thân thể, tránh bị ẩm ướt sinh lạnh.

St