Dinh dưỡng đúng cách cho người bệnh viêm đại tràng mạn tính

Gửi lúc 14:18' 01/06/2016

Viêm đại tràng mạn tính là một bệnh liên quan đến tiêu hóa nên việc điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát không chỉ phụ thuộc vào thuốc mà còn phục thuộc rất nhiều vào yếu tố dinh dưỡng. Dinh dưỡng khoa học và hợp lý chính là “chìa khóa” giúp hạn chế được các cơn đau và giúp nhanh lành bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát.

 

 

Nguyên nhân gây viêm đại tràng mạn tính

Viêm đại tràng mạn tính là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú khoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với các mức độ khác nhau. Đối với các trường hợp nhẹ, niêm mạc đại tràng của người bệnh thường kém bền vững và dễ chảy máu. Còn ở các trường hợp nặng thì trên niêm mạc đại tràng xuất hiện các vết loét, xung huyết, xuất huyết, đặc biệt có thể xuất hiện những ổ áp xe.

Viêm đại tràng mạn tính thường xuất hiện sau một đợt nhiễm khuẩn, nhiễm ký sinh trùng, nhiềm nấm hoặc nhiễm độc đường tiêu hóa do người bệnh ăn uống kém vệ sinh, thiếu khoa học nhưng lại không được điều trị dứt điểm. Bệnh có các biểu hiện như đau bụng dọc theo khung đại tràng hoặc xung quanh hố chậu trái, chướng bụng, đầy hơi, chậm tiêu hóa, phân rối loạn (lúc lỏng, lúc nát), cảm giác đi ngoài không hết, hay mót rặn.

Điều trị tận gốc bệnh bằng thuốc Đông y…

Với Y học hiện đại, tùy theo bệnh trạng cụ thể, các bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như kháng sinh chống nhiễm khuẩn, chống nấm, chống ký sinh trùng, chống miễn dịch, giảm đau, chống co thắt, chống tiêu chảy, chống loạn khuẩn.... Tuy nhiên, các loại thuốc này chỉ nên sử dụng trong một thời gian ngắn khi có các đợt cấp với các biểu hiện dồn dập và dữ dội của bệnh.

Bản chất của viêm đại tràng mạn tính là tình trạng công năng Tỳ vị - đại tràng bị suy yếu và mất điều hòa nên về lâu dài, người bệnh nên sử dụng các loại thuốc Đông y như thuốc Đại tràng hoàn P/H của công ty Đông dược Phúc Hưng. Thuốc được bào chế từ các bài thuốc thuốc cổ phương nổi tiếng trong điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính như “Sâm linh bạch truật” và “Hương sa lục quân tử” nhằm giải quyết triệt để bệnh mà không phải lo lắng đến các tác dụng phụ không mong muốn.

Theo các bác sĩ Y học cổ truyền, sau khi được gia giảm và kết hợp với nhau, hai bài thuốc “Sâm linh bạch truật” và “Hương sa lục quân tử” có tác dụng không chỉ giúp diệt khuẩn, tiêu viêm, cầm tiêu chảy, làm hết đau bụng, làm lành vết loét nhanh chóng, cân bằng nhu động ruột mà còn bổ tỳ ích tràng, khôi phục, điều hòa công năng tỳ vị và Đại tràng bị suy yếu, phục hồi hệ tiêu hóa, vì vậy sẽ giúp trị tận gốc bệnh và ngăn ngừa tái phát hiệu quả.

…kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý

Do bệnh viêm đại tràng mạn tính là bệnh liên quan và có xuất phát từ ăn uống, nên chế độ ăn uống, dinh dưỡng là rất quan trọng đối với người bệnh. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho người bệnh, hạn chế các cơn đau bụng đi ngoài, giúp quá trình điều trị được nhanh chóng kịp thời mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát

Các loại thực phẩm nên ăn:

- Thực phẩm giàu chất đạm: thịt nạc bỏ da (nên xay và vo viên), sữa đậu nành, sữa không lectose…

- Thực phẩm giàu Omega 3: cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi. Omega 3 không chỉ giúp tăng cường chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng chống viêm rất hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên ăn vừa mức và nên theo dõi biểu hiện của cơ thể vì các chất tanh có thể gây kích ứng đường ruột.

- Tinh bột: cơm, bánh mỹ, ngũ cốc…

- Chất xơ: rau ngót, rau muống, rau cải, khoai lang, đậu đen, sầu riêng…. Nên chọn rau lá non và các loại quả chín. Rau và củ nên được luộc hoặc nấu mềm.

Người bệnh cần lưu ý, các loại thực phẩm này nên được chế biến bằng cách luộc, hấp hoặc kho, hạn chế chiên, rán, xào. Người bệnh cũng nên chia nhiều bữa ăn nhỏ để đảm bảo đủ năng lượng và tránh gây đau bụng do ăn quá no.

Các loại thực phẩm không nên ăn:

- Thức ăn sống, lạnh, nhiễm khuẩn: rau sống, gỏi, các món nộm, thức ăn để tủ lạnh chưa được làm nóng, đồ ăn ôi thiu, đồ ăn nhiễm hóa chất….

- Thực phẩm gây đầy hơi: đồ ăn chiên rán, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt mỡ, đậu quả, bông cải xanh, ngô, nấm, hành củ, trứng, đậu đen, dưa cà muối…

- Các chất kích thích khiến người bệnh khó kiểm soát triệu chứng như rượu, bia, cà phê, thuốc lá hoặc các thức uống chứa cafein như nước ngọt có ga, nước tăng lực…

- Các thực phẩm chứa nhiều lactose gây đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy như sữa, đồ ăn nhiều đường…

- Thực phẩm cứng có thể làm tổn thương vết loét trên niêm mạc đại tràng như xương sụn, rau chưa nấu kỹ…

Ngoài ra, người bệnh viêm đại tràng mạn tính cần theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống và phát hiện các món ăn gây khó chịu hoặc khiến bệnh tái phát. Nếu bị dị ứng với loại thức ăn nào thì nên loại bỏ thức ăn đó khỏi thực đơn hoặc nếu muốn muốn tiếp tục ăn thì phải ăn với số lượng thật ít và kèm với các thực phẩm khác.