Tăng đề kháng phòng viêm đường hô hấp khi giao mùa
Sức đề kháng chính là "tấm lá chắn" bảo vệ chúng ta trước ảnh hưởng của môi trường và các tác nhân gây bệnh nói chung và các tác nhân gây viêm đường hô hấp nói riêng. Đặc biệt trong bối cảnh Covid-19, tăng sức đề kháng bằng các phương pháp tự nhiên là vô cùng cần thiết. Dưới đây là những gợi ý giúp bạn nâng cao hệ miễn dịch hô hấp cho mọi thành viên trong gia đình.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Theo các chuyên gia, có một cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch hô hấp hoạt động hiệu quả giúp phòng tránh dịch bệnh bao giờ cũng hiệu quả và tiết kiệm hơn so với điều trị bệnh. Khi đề kháng hô hấp tốt, cùng với việc tiêm phòng vaccine, cơ thể sẽ có “rào chắn” vững chắc để hạn chế cao nhất sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh, chẳng hạn như SARS-CoV-2.
Sức đề kháng sinh học được hình thành từ lối sống khoa học, dinh dưỡng hợp lý, rèn luyện thể dục thể thao, cân bằng cuộc sống, tiêm chủng phòng ngừa… Sức đề kháng tinh thần - một yếu tố không nên bỏ qua - được hình thành từ quá trình sống tích cực, hiểu được giá trị cuộc sống để có sự điều chỉnh phù hợp. Đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh diễn biến khó lường, nếu mắc các bệnh viêm đường hô hấp thông thường thì việc điều trị đơn giản hơn, nhưng nếu mắc Covid-19 thì người bệnh cần có sức đề kháng tinh thần để vượt qua giai đoạn diễn tiến nặng nề của bệnh.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học
Một trong những cách giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể là xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, phù hợp. Đặc biệt là không đợi đến khi cơ thể mệt mỏi, nhiễm bệnh mới điều chỉnh chế độ dinh dưỡng mà cần điều chỉnh ngay từ khi còn mạnh khỏe.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ chứa hàm lượng dưỡng chất và kháng thể rất dồi dào. Trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng, phòng tránh được các bệnh nhiễm trùng, dị ứng...
Ngoài cung cấp dinh dưỡng từ nguồn sữa, những trẻ bước vào độ tuổi ăn dặm và trẻ lớn hơn cần được bổ sung đầy đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm trong tự nhiên gồm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Phụ huynh cũng cần lưu ý nhóm chất xơ có trong các loại rau xanh, củ quả, trái cây... vì chứa rất nhiều vitamin C, E góp phần tăng đề kháng. Bố mẹ nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất mà cơ thể không tự tổng hợp hay có rất ít trong thực phẩm cho con dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Với người trưởng thành, duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, đầy đủ nhóm dưỡng chất có thể giúp duy trì sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Các chuyên gia cũng khuyến cáo mọi người nên bổ sung rau, trái cây tươi đa dạng, ưu tiên các loại rau vừa là thuốc. Hạn chế đường, dầu béo, thức ăn chế biến sẵn.
Mật ong là một trong những thực phẩm có thể giúp tăng cường sức đề kháng hô hấp rất tốt (Ảnh minh họa)
Tập luyện, vận động hợp lý giúp tăng cường sức đề kháng
Cùng với dinh dưỡng cân bằng, tập luyện, vận động hợp lý là một trong những "chìa khóa vàng" tăng cường hệ miễn dịch nói chung, miễn dịch hô hấp nói riêng, giúp cơ thể khỏe mạnh. Đặc biệt ở nhóm tuổi trẻ em từ 5-17 tuổi cần vận động ít nhất 60 phút một ngày vì đang trong thời kỳ phát triển cơ xương. Trong bối cảnh nhiều địa phương cách ly, giãn cách xã hội như hiện nay, không chỉ trẻ em mà người lớn thường bị hạn chế ra ngoài. Ít vận động, năng lượng không được tiêu hao đúng cách khiến cơ thể bị uể oải, mệt mỏi hơn, thậm chí còn làm gia tăng tỷ lệ thừa cân béo phì ở trẻ.
Bố mẹ cần khuyến khích con và cùng con tham gia các hoạt động thể lực phù hợp. Hỗ trợ và cổ vũ trẻ chơi các môn thể thao dễ thực hiện tại nhà: đi bộ, nhảy dây, lắc vòng, đạp xe... cũng rất có ích.
Tiêm vaccine đầy đủ và đúng lịch
Tiêm chủng là biện pháp khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng các bệnh truyền nhiễm hiệu quả. Những người mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính như hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính COPD nên được tiêm phòng cúm hàng năm.
Đảm uống đủ nước
Nước rất cần thiết đối với cơ thể con người. Cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ tăng cường trao đổi chất, đào thải độc tố, hỗ trợ hệ miễn dịch. Trẻ 0-6 tháng chưa cần uống nước; trẻ 6-12 tháng nên bổ sung khoảng 300 ml nước một ngày; trẻ trên một tuổi uống theo nhu cầu. Lượng nước cơ thể trẻ cần có thể cung cung cấp qua nước lọc, sữa, nước canh...
Người lớn trung bình cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Đi ngủ đúng giờ, đủ giấc
Giấc ngủ, chất lượng giấc ngủ vô cùng quan trọng với sức khỏe con người. Ở trẻ nhỏ, giấc ngủ không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao, trí não còn có tác dụng cải thiện, nâng cao sức đề kháng.
Duy trì thói quen ngủ tốt như đi ngủ đúng giờ, hạn chế ngủ trưa quá nhiều, tránh hoặc hạn chế cafein và rượu, và không sử dụng nicotine; Tránh các bữa ăn lớn và đồ uống trước khi đi ngủ; Tạo một nghi thức thư giãn trước khi đi ngủ, chẳng hạn như tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ.
Với trẻ nhỏ, bố mẹ nhắc nhở con ngủ sớm và đủ giấc, tốt nhất là trước 21h. Ngủ sớm còn để lượng hormone tăng trưởng thường tiết ra nhiều nhất vào khoảng 22h -1h khi trẻ ngủ say.
Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát
Trong tình hình dịch bệnh đang diễn tiến phức tạp như hiện nay, ngoài chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt lành mạnh, cần đảm bảo môi trường sống trong gia đình sạch sẽ, thoáng mát nhằm hạn chế tối đa mầm bệnh.
Mọi thành viên trong gia đình thực hiện chuẩn 5K của Bộ Y tế, thường xuyên rửa tay, mở cửa để không gian sống thông thoáng, vệ sinh phòng ngủ sạch sẽ, hạn chế sử dụng điều hòa tổng trong gia đình.
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc tăng đề kháng
Vì lo lắng dịch bệnh, nhiều người vì muốn nhanh chóng tăng sức đề kháng đã nhờ đến sự hỗ trợ của một số loại thuốc mà không biết rằng, nếu dung không đúng cách, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Hơn nữa, sức đề kháng phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như chế độ vận động, dinh dưỡng, cơ địa, môi trường sống...
Tự ý sử dụng thuốc tăng đề kháng, nếu không đúng cách hoặc quá liều có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe không mong muốn, thậm chí nguy hiểm như sốc phản vệ (với nhóm vitamin B), sỏi thận (khi dùng canxi liều cao), táo bón (uống nhiều sắt), ngộ độc (nhóm vitamin A, D, E), rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, dậy thì sớm, tăng huyết áp....
Giữ tinh thần lạc quan
Đối với nhiều người, bệnh tật và những lo lắng về bệnh tật khiến sức khỏe tinh thần bị giảm sút. Ngay cả khi không nhiễm bệnh, đặc biệt là với căn bệnh nguy hiểm như Covid-19, chúng ta vẫn cảm thấy căng thẳng và lo lắng gia tăng trong thời gian không chắc chắn, đặc biệt là khi các hoạt động cô lập xã hội vẫn tiếp diễn.
Duy trì sức khỏe tinh thần là điều cần thiết để giúp cho cơ thể khỏe mạnh hơn. Một số gợi ý dưới đây bạn có thể cân nhắc để có thể cân bằng tâm lý trong giai đoạn này:
- Tạm dừng xem, đọc hoặc nghe tin tức, bao gồm tin tức trên mạng xã hội. Nắm được thông tin cũng tốt, nhưng thường xuyên phải nghe tin tức về đại dịch có thể gây thêm phiền muộn. Hãy cân nhắc hạn chế việc theo dõi tin tức chỉ còn vài lần mỗi ngày và tránh xa màn hình điện thoại, TV và máy tính trong một khoảng thời gian nhất định.
- Tự chăm sóc bản thân:
+ Hít thở sâu, giãn cơ hoặc thiền định.
+ Dành thời gian thư giãn. Cố gắng làm một số hoạt động khác mà bản thân yêu thích.
+ Kết nối với người khác. Trò chuyện với bạn bè, người mà bạn tin tưởng về các mối lo ngại của bản thân và cảm xúc của bản thân.
+ Giúp người khác đối phó: Trong giai đoạn cách ly giao tiếp xã hội, việc duy trì kết nối với bạn bè và gia đình là đặc biệt quan trọng. Việc giúp người khác ứng phó với căng thẳng qua những cuộc điện thoại hoặc chat qua video có thể giúp bản thân bạn và người thân của bạn cảm thấy đỡ cách biệt hơn.
Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn đọc có thể kiến thức để chăm sóc bản thân và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, phòng nhiễm các bệnh lý hô hấp hiệu quả.
Tổng đài bác sĩ tư vấn và theo dõi điều trị 1800 5454 35 / zalo 0916 561 338
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165166 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67017 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46514 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36544 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30946 lượt xem )