Người cao tuổi mắc các bệnh hô hấp mạn tính, không chỉ quan tâm đến Phế, cần chú trọng điều trị từ Thận
Đối với người cao tuổi mắc các bệnh lý hô hấp mạn tính, điều trị không đơn thuần chỉ quan tâm đến các vấn đề của tạng Phế, mà điều cần chú trọng ở đây là điều trị từ Thận. Tại sao lại như vậy?
Theo quan điểm của Đông y, “Phế chủ các vấn đề về hô hấp, Thận chủ nạp khí”. Câu nói trên có ý nghĩa là, mặc dù tạng Phế chủ về các vấn đề của hô hấp, nhưng để có thể hít thở sâu cần nhờ vào chức năng của Thận.
Khi chức năng của thận hoạt động bình thường hơi thở có thể kéo dài và sâu, khi hít sâu ta có thể thấy khí xuống được dưới rốn (vùng đan điền). Tuy nhiên, nếu thận hư suy, hơi thở sẽ trở nên nông, đồng thời khó thở, tức ngực hoặc khò khè. Chính vì vậy, thận hư suy là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ho, suyễn.
Điều trị bệnh lý hô hấp mạn tính ở người cao tuổi không thể không chú trọng tới việc bổ thận.
Chúng ta biết rằng, quá trình lão suy con người thực tế chính là quá trình thận hư suy, bởi theo quan điểm của Đông y “Thận tàng tinh, thận tinh đầy đủ thì thận khí vượng đầy”. Ở người cao tuổi, thận tinh bắt đầu hư kém dần, thận khí cũng vì thế mà suy theo, chức năng nạp khí của thận không còn được như trước, khí không giáng xuống được nên thường cảm thấy khí luôn trong tình trạng thiếu không đủ dùng cho nhu cầu cơ thể.
Với tình trạng như vậy, ngoài điều trị tại phế còn cần tập trung bổ Thận. Có một bài thuốc rất nổi tiếng có tên “Tô tử giáng khí thang” chuyên điều trị các chứng ho, suyễn do hư chứng (chức năng tạng phủ trong cơ thể hư kém), hô hấp khó khăn.
Trong Đông ỵ, cơ thể con người có thể chia ra thành Ngũ tạng và Lục phủ.
“Tô tử giáng khí thang” là bài thuốc bắt nguồn trong cuốn “Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương”. Bài thuốc với thành phần là Tô tử, bán hạ, tiền hồ, hậu phác, chích cam thảo, đương quy, nhục quế. Bài thuốc này công dụng đầu tiên và nổi bật nhất là “hoá đàm”.
Chúng ta biết rằng, người cao tuổi đặc biệt là những người thường xuyên hút thuốc hoặc tiếp xúc với khói thuốc, đờm rất nhiều, trong phổi luôn có tiếng lọc sọc âm thanh của đờm, đờm đặc quánh và dính. Đờm đặc trong phổi cũng là nguyên nhân khiến khí không thể đi xuống đến thận, chính vì vậy dẫn đến ho suyễn, tức ngực, khò khè. Muốn điều trị ho suyễn trước tiên cần phải giải quyết vấn đề của đờm, đờm không còn nữa thì đường vận hành của khí mới có thể thông suốt.
Các vị thuốc nào đảm nhiệm chức năng trừ đàm? Đó chính là tô tử, bán hạ và tiền hồ.
Tô tử hay còn gọi là hạt tía tô, là một loại hạt hình tròn, nhỏ có tác dụng tiêu đàm, giáng khí. Trong tất cả các trường hợp đờm nhiều đều có thể dùng tô tử hãm nước uống. Cây tía tô là thực phẩm dùng hàng ngày nên tính an toàn và lành tính cao. Người lớn đờm nhiều hoàn toàn có thể dùng tô tử đập dập hãm nước uống thay trà, đến khi nào đờm hết hẳn thì dừng.
Sau Tô tử đến bán hạ và tiền hồ cũng là hai vị thuốc “cao thủ” trong nhóm thuốc trừ đàm. Bán hạ là một vị thuốc có hình tròn, xốp và khô. Chính vì bán hạ khô nên có khả năng làm ráo, làm khô thấp trong cơ thể. Thấp ít dần thì đàm cũng ít dần bởi đàm là sự ngưng tụ từ thấp mà thành. Trong “Bản thảo cương mục” từng viết rằng, Tiền hồ là vị thuốc “yếu dược trị đàm”. Tiền hồ giúp trừ đàm ứ trệ tại Phế, nhiều trường hợp sau cảm có nhiều đờm, dịch mũi quánh dính đều có thể sử dụng Tiền hồ để hoá đàm, tiêu đàm.
Sự kết hợp của Tô tử, bán hạ, tiền hồ có tác dụng chính là để điều trị đàm, đàm lâu ngày hay đàm ngoan cố, hay đàm trong loãng cũng đều có thể được giải quyết.
Ngoài hoá đàm, tô tử và bán hạ còn có chức năng giáng khí, đây cũng là lý do vì sao tên bài thuốc được đặt là “Tô tử giáng khí thang”.Giáng khí ở đây chính là đưa khí từ phế đi xuống dưới, khí phải đi xuống thì mới có thể tới được thận ở phía dưới.
Tiếp theo đó là Hậu phác, Hậu phác là một vị thuốc hành khí. Chúng ta biết rằng, phế chủ khí, chủ về hô hấp. Tương tự với khái niệm phổi trong Tây y, thì tạng Phế giống như tổ ong, bên trong có nhiều lỗ, trong các lỗ này chứa đầy khí, khí luôn chuyển động ở bên trong. Tuy nhiên khi đàm quá nhiều tại phế, chắc chắn khí tại các lỗ này không thể lưu thông một cách thông suốt, từ đó sinh ra các triệu chứng của suyễn, khó thở, tức ngực. Hậu phác đóng vai trò thúc đẩy khí trong phế vận hành, lưu thông, từ đó làm khoan khoái vùng ngực, chính vì vậy, người xưa có câu “hậu phác sở trường hành khí khoan hung”. Ngoài ra, hậu phác cũng hành khí tại dạ dày và đại tràng, chính vì vậy trường hợp bụng đầy chướng cũng ứng dụng hậu phác để hành khí.
Về đương quy, đây là vị thuốc được biết đến bởi công dụng bổ huyết, điều huyết, là thành phần chính trong bài thuốc nổi tiếng “Tứ vật thang” . Tuy nhiên trong “Thần nông bản thảo” còn ghi chép đương quy với một công dụng khác là chỉ khái (điều trị ho). Đương quy vừa bổ huyết vừa chỉ khái, tư nhuận phế tạng.
Trên đây là các vị thuốc hoá đàm, hành khí, chỉ khái và đều điều trị vào tạng phế. Nhưng như đã phân tích ở trên, bệnh người cao tuổi không chỉ dừng lại ở phế mà còn chủ yếu tại thận. Vậy vị thuốc nào tiêu biểu để điều trị bệnh tại thận? Không vị thuốc nào khác chính là Nhục quế. Đây là một vị thuốc hàng đầu bổ hoả trợ dương, bổ vào phần dương của thận. Thận dương không đầy đủ một mặt không đảm bảo được chức năng nạp khí, mặt khác không đảm bảo được chức năng “chủ thuỷ”. Đưa nhục quế vào bài thuốc giúp giảm thiểu sự sinh ra của đàm, người cao tuổi đàm nhiều nhưng nguyên nhân không phải do phế mà nguyên nhân trực tiếp ở thận. Thận không thể xử lý thuỷ dịch dẫn đến dịch ngưng tụ thành đàm, ở một số trường hợp còn sinh ra phù thũng.
Cuối cùng trong bài là 3 vị thuốc sinh khương, đại táo, cam thảo. Các vị thuốc này đều có tác dụng kiện tỳ. Tỳ theo ngũ hành thuộc thổ, thổ sinh kim, mà kim ứng với tạng phế. Chính vì vậy các thuốc kiện tỳ ở đây chính là để bổ phế.
Có thể nói, Tô tử giáng khí thang là một bài thuốc toàn diện với đầy đủ “tả thực, bổ hư”, thượng hạ đồng trị. Phù hợp trong điều trị ho, suyễn, đờm nhiều, khó thở trong các bệnh lý hô hấp mãn tính ở người cao tuổi. Thận khoẻ mạnh, thuỷ dịch vận hành thông suốt, khí thuận, đàm tiêu khi đó bệnh sẽ ổn định.
Thuốc hen Phúc Hưng là chế phẩm thuốc đông dược của Đông dược Phúc Hưng, được bào chế theo bài thuốc cổ phương Tô tử giáng khí thang. Thuốc được sản xuất trên dây truyền đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới GMP – WHO: Đảm bảo các sản phẩm ra đời đều được trải qua quy trình sản xuất ổn định và được kiểm soát theo đúng các tiêu chuẩn chất lượng phù hợp với mục đích sử dụng cũng như đúng các quy định của giấy phép lưu hành, đảm bảo hiệu quả của bài thuốc cổ 1500 tuổi Tô tử giáng khí thang.
Thông tin dành cho cán bộ Y tế:
Thuốc đông dược
THUỐC HEN PHÚC HƯNG
(Sản xuất tại nhà máy đạt thực hành sản xuất tốt của tổ chức y tế thế giới GMP - WHO)
Điều trị hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, bệnh tâm phế mạn.
Phòng ngừa cơn hen tái phát.
Thành phần: Lọ 250ml
Mỗi lọ chứa 250ml cao lỏng (1:1) được chiết xuất từ 266,5g dược liệu đã qua chế biến gồm:
Tô tử (Fructus Perillae frutescensis): 40g
Bán hạ nam chế (Rhizoma Typhonii trilobati praeparata): 34g
Cam thảo (Radix et Rhizoma Glycyrrhizae): 17g
Quế (Vỏ thân, vỏ cành) (Cortex Cinnamomi): 8,5g
Tiền hồ (Radix Peucedani): 34g
Trần bì (Pericarpium Citri reticulatae): 28g
Hậu phác (Cortex Magnoliae officinalis): 14g
Đương quy (Radix Angelicae sinensis): 40g
Lá táo (Folium Ziziphus mauritiana): 34g
Sinh khương (Rhizoma Zingiberis recens): 17g
Tá dược: Natri benzoat, đường kính, nước tinh khiết: Vừa đủ 250ml
Tác dụng: Giáng khí, bình suyễn, ôn hóa đàm thấp.
Chỉ định:
- Hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, bệnh tâm phế mạn.
- Các trường hợp ho suyễn, tức ngực, đờm nhiều, khó thở.
- Phòng ngừa cơn hen tái phát.
Cách dùng – Liều dùng: Ngày uống 2 lần, sau bữa ăn.
Trẻ dưới 6 tuổi: mỗi lần 10ml.
Trẻ từ 6 - 14 tuổi: mỗi lần 20ml.
Trẻ từ 14 tuổi trở lên và người lớn: mỗi lần 30ml.
Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, người tiểu đường.
Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Thận trọng khi dùng thuốc cho người tăng huyết áp.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai.
Phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú, chỉ nên dùng thuốc nếu lợi ích vượt trội so với nguy cơ.
Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng
Số 96 - 98 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Q. Hà Đông, TP. Hà Nội.
Số giấy xác nhận: 3e/2023/XNTT/YDCT
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 164983 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66858 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 45585 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36424 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30290 lượt xem )