Triệu chứng nhận biết bệnh viêm loét đại tràng

Gửi lúc 15:49' 27/04/2013

Triệu chứng thường gặp của viêm loét đại tràng là chảy máu trực tràng và ỉa chảy, nhưng triệu chứng này có thể gặp ở những bệnh khác. Sự thay đổi của triệu chứng phản ánh sự khác biệt của mức độ bệnh (bản chất của đại tràng và trực tràng bị viêm) và mức độ viêm.

Bệnh nhân bị viêm đại tràng thường chỉ giới hạn ở trực tràng và một đoạn ngắn của đại tràng nối tới trực tràng, triệu chứng thường nhẹ và có tiên lượng tốt hơn bệnh nhân bị viêm đại tràng lan rộng.

Các loại viêm loét đại tràng

Viêm loét trực tràng: thường viêm giới hạn ở trực tràng. Ở một vài bệnh nhân bị viêm loét trực tràng, triệu chứng chảy máu trực tràng nhẹ, không liên tục, có thể đây là triệu chứng duy nhất.

Ở những bệnh nhân khác, triệu chứng viêm trực tràng có vẻ nặng hơn, họ trải qua cơn đau vùng trực tràng, cảm giác đi tiêu bức bách (đột ngột cảm thấy muốn đi tiêu và không chịu nổi vì sợ dơ), và cảm giác mót rặn, đau oặn (đau khi ruột cử động)

Viêm loét đại tràng xích-ma và trực tràng: (đại tràng xích-ma là một đoạn ngắn nối với trực tràng). Triệu chứng của viêm loét đại tràng xích-ma và trực tràng, cũng giống với viêm loét trực tràng, bao gồm chảy máu trực tràng, cảm giác đi tiêu cấp bách, buốt mót vùng hậu môn, đau oặn bụng. Một số bệnh nhân bị viêm loét đại tràng xích ma-trực tràng cũng có triệu chứng tiêu chảy có máu và đau oặn.

Viêm loét đại tràng trái bắt đầu từ trực tràng lan lên đoạn đại tràng bên trái (đại tràng sigmoid và đại tràng xuống). Triệu chứng của viêm loét đại tràng trái gồm tiêu chảy, phân có máu, đau oặn bụng dọc theo khung đại tràng trái, sụt cân…

Viêm toàn bộ đại tràng: (gồm cả đại tràng phải, đại tràng trái, đại tràng ngang và trực tràng ). Triệu chứng của viêm loét toàn bộ đại tràng bao gồm ỉa ra máu, đau oặn bụng, sụt cân, mệt mỏi, sốt, đổ mồ hôi về đêm.


 

Một số bệnh nhân bị viêm loét toàn bộ đại tràng có mức độ viêm nhẹ và có triệu chứng nhẹ, dễ dàng đáp ứng với điều trị thuốc. Tuy nhiên, bệnh nhân bị viêm toàn bộ đại tràng thường là bệnh nặng và khó điều trị hơn so với những người bị viêm loét đại tràng còn khu trú.

Viêm loét đại tràng bùng phát, hiếm gặp nhưng là dạng bệnh nặng của viêm loét toàn bộ đại tràng là cực kỳ nặng, người bệnh mất nước, đau bụng nặng. Bệnh nhân bị viêm đại tràng bùng phát, tiêu chảy ra máu kéo dài và thường bị choáng.

Bệnh nhân có nguy cơ bị phình đại tràng nhiễm độc( dãn đại tràng do viêm nặng) và thủng đại tràng. Những bệnh nhân bị viêm đại tràng bùng phát và phình đại tràng do nhiễm độc cần phải nhập viện để điều trị bằng thuốc truyền tĩnh mạch. Nếu không đáp ứng với điều trị bằng thuốc, thì cần thiết phải phẫu thuật cắt bỏ đại tràng để phòng ngừa thủng đại tràng.

Trong khi đó mức độ nặng của viêm loét đại tràng tiến triển và thoái triển theo thời gian, vị trí và độ lan rộng của viêm đại tràng trên bệnh nhân thường giữ ổn định. Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị viêm loét trực tràng bị tái phát, thường viêm cũng chỉ giới hạn ở trực tràng.

Ở một số ít bệnh nhân(dưới 10%) viêm loét trực tràng hay trực tràng xích –ma, về sau có thể biến thành viêm đại tràng lan rộng. Do đó, ban đầu bệnh nhân chỉ bị loét trực tràng, về sau có thể phát triển thành viêm loét đại tràng trái hoặc bị viêm loét toàn bộ đại tràng.

St