Trẻ ho về đêm và những dấu hiệu nguy hiểm
Ho nhiều về đêm là triệu chứng của bệnh hô hấp thông thường, song cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo hen suyễn, trào ngược dạ dày - thực quản.
Trẻ ho về đêm là biểu hiện của nhiều bệnh
Biểu hiện ho ở trẻ là triệu chứng của khá nhiều bệnh, đa phần là các bệnh liên quan tới đường hô hấp: viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang, viêm tai giữa… Nguyên nhân gây ho kéo dài về đêm thường là do viêm mũi xoang. Nếu có kèm đau bụng, vì khi ho các cơ ở bụng co lại, đẩy cơ hoành lên, tống đờm ra khỏi cổ. Có trường hợp trẻ ho kéo dài tới 30 phút gây ra đau bụng.
Lý do trẻ không ho vào ban ngày vì thời điểm này trẻ đang ở tư thế vận động, các chất tiết thoát ra ngoài 1 cách dễ dàng. Ban đêm, khi ngủ, các chất tiết ứ đọng trong cổ như đờm, nhớt gây kích thích ho, thậm chí khiến trẻ bị nghẹt thở.
Nếu kéo dài tình trạng này trẻ ho nhiều suốt đêm sẽ thành mãn tính, ho cả về ban ngày điều đó có thể là những bất thường cần cho trẻ đi khám và theo dõi. Tuy nhiên cần phải kết hợp tất cả các triệu chứng để chuẩn đoán bệnh cho chính xác vì nếu không tìm hiểu kĩ thông tin về bệnh, đa số sẽ kết luận nhầm thành bệnh viêm họng, viêm phổi. Như thế dùng thuốc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Một vài cha mẹ tự ý kê đơn kháng sinh cho trẻ mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ gây ra những hậu quả nguy hiểm như kháng thuốc, dị ứng mà trẻ vẫn không khỏi bệnh.
Cần làm gì khi trẻ bị ho đêm?
Những trường hợp trẻ bị ho về đêm do bệnh lý về đường hô hấp, ngoài điều trị thuốc, cha mẹ không cho trẻ ăn, uống sát giờ đi ngủ. Sau khi cho con ăn hay uống, cha mẹ nên để trẻ thức, hoạt động ít nhất 2 giờ để thức ăn kịp tiêu hoá hết trong dạ dày. Trường hợp cho các cháu ăn trứng, thịt, các đồ uống như sữa, nước ngọt, cần có thời gian lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược gây ho không đáng có cho trẻ.
Không nên lạm dụng thuốc ho quá nhiều, kèm theo điều trị cần tăng cường sức đề kháng giúp trẻ đáp ứng điều trị tốt hơn cũng như phục hồi nhanh hơn. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cân đối và cho trẻ có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Khuyến khích trẻ vận động ở mức độ vừa phải. Trường hợp trẻ bị ho kèm theo nôn, nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ hấp thụ hơn.
Mật ong là bài thuốc hiệu quả để kết hợp điều trị chứng ho về đêm ở trẻ. Có thể cho bé uống một thìa mật ong nhỏ trước khi đi ngủ, điều này sẽ giúp làm dịu các cơn ho đêm, giúp trẻ có được giấc ngủ ngon.
Trước khi đi ngủ 1 giờ nên cho trẻ uống mật ong theo cách sau: uống hai thìa mật ong khuynh diệp, mật ong cam quýt, mật ong hoa. Chú ý cho trẻ dùng mật ong ấm để tránh kích thích đường hô hấp của trẻ.
Một số lời khuyên
Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguồn cơn ho của bé để tìm ra cách điều trị hiệu quả. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm chút xíu thì không sao, có thể để cho trẻ ho vì ho này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi. Nhưng trong khi trẻ ho và kéo theo nhiều biểu hiện như tím tái, có tiếng khò khè, khó thở, cha mẹ cần đưa con đi khám chữa.
Ngoài ra, một điều cần lưu ý là về nguyên tắc, trẻ càng nhỏ thì khi mắc bệnh càng dễ chuyển nặng. Không những thế, biểu hiện bệnh ở các bé sơ sinh thường không rầm rộ, điển hình nên dễ bị bỏ sót. Vì thế, cha mẹ khi thấy bé ăn uống kém, bỏ bữa, ăn ít, sốt không rõ ràng, hay nôn chớ, giấc ngủ không ngon thì cha mẹ cần lưu ý có thể trẻ đang bị bệnh, cần đưa đi khám.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165136 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66993 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46425 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36529 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30870 lượt xem )