Trẻ ho lâu ngày không khỏi phải làm sao?
Trẻ thường rất hay mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ho như ho khan, ho có đờm,… Có rất nhiều các bậc phụ huynh thắc mắc và lo lắng khi thấy con mình ho lâu ngày không khỏi. Sau đây là những thông tin cần thiết để có thể phòng ngừa và điều trị hiệu quả khi trẻ ho lâu ngày không khỏi.
Ho kéo dài là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa. Do đó cha mẹ nên lưu ý tiêm vắc xin phòng bệnh này cho trẻ, có thể tiêm chung với các vắc xin bạch hầu, uốn ván và thường được tiêm 5 lần trước khi trẻ được 6 ngày tuổi. Ho lâu ngày là chứng bệnh dễ lây lan. Vi khuẩn có thể lây từ trẻ qua chất dịch văng vào không khí lúc trẻ ho hay hắt hơi.
Một số điều cần tránh khi điều trị ho lâu ngày cho bé
Lạm dụng kháng sinh
Sai lầm phổ biến nhất mà hầu hết các bà mẹ thường mắc phải khi điều trị trẻ bị ho là dùng kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh một cách bừa bãi, không theo sự chỉ định của bác sĩ không những không có tác dụng mà còn gây ra nhiều tác dụng phụ gây hại cho cơ thể như vi khuẩn kháng thuốc làm cho bệnh khó điều trị và trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, thuốc kháng sinh còn tiêu diệt một số loại vi khuẩn có lợi, tạo điều kiện thuận lợi cho những loại vi khuẩn gây hại phát triển, tấn công gây ho lâu ngày không khỏi. Bên cạnh đó, các mẹ không chú ý tăng cường sức đề kháng cho trẻ, sẽ khiến cho hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, không chống lại được các tác nhân gây bệnh, làm cho trẻ rất dễ bị mắc bệnh.
Lạm dụng thuốc xịt thông mũi
Một số bà mẹ khi thấy con có những biểu hiện nghẹt mũi, khó thở thường lạm dụng thuốc xịt thông mũi mà không biết rằng điều này đang gây hại cho bé. Trong thuốc xịt mũi có chứa thành phần corticosteroid giúp chống viêm, dị ứng, nếu dùng thuốc lâu ngày sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ như nấm họng gây ho lâu ngày không khỏi ở trẻ.
Không chú ý đến dinh dưỡng cho bé khi ho
Khi trẻ bị ho thường có cảm giác chán ăn, ăn không ngon miệng nên bé thường ăn rất ít. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho cơ thể bé không đủ dinh dưỡng để chống lại những tác nhân gây bệnh và phục hồi cơ thể. Các bậc cha mẹ nên chú ý đến chế độ ăn uống của bé, nếu để tình trạng này kéo dài sẽ làm cho bé mệt mỏi và lâu hồi phục
Bạn nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc soup để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần.
Bên cạnh đó, uống nhiều nước sẽ giúp loãng đờm, cải thiện tình trạng ho ở trẻ một cách tích cực. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ lại không chú ý đến điều này, quên mất việc bổ sung nước cho con sẽ dẫn đến tình trạng bệnh khó chịu hơn, và kéo dài lâu khỏi.
Cùng với đó các mẹ nên vệ sinh mũi, họng cho bé
- Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ
- Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên đã ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.
- Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Một số phương pháp dân gian trị ho lâu ngày cho trẻ
Trị ho lâu ngày bằng tỏi và mật ong: Thuốc kháng sinh chưa hẳn là lựa chọn tốt cho mọi trường hợp, nhất là khi bị ho lâu ngày không khỏi. Thay vào đó, các mẹ có thể dùng tỏi và mật ong để trị ho lâu ngày không khỏi cho bé rất hiệu quả mà lại an toàn.
Tỏi và mật ong đều chứa chất kháng sinh tự nhiên có khả năng diệt khuẩn cũng như kiềm chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, tỏi và mật ong còn có rất nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe như tỏi giúp tăng cường khả năng kháng khuẩn, giảm cholesterol, giảm mỡ máu, hạ huyết áp,… mật ong có tác dụng ích khí nhuận táo, giúp kháng khuẩn, trị bệnh tim,…
Khi tỏi kết hợp với mật ong sẽ có tác dụng kháng khuẩn, chống lại các vi khuẩn gây viêm họng khiến trẻ ho lâu ngày không khỏi. Các mẹ chỉ cần lấy một vài tép tỏi, rửa sạch, đập dập (để cả vỏ) rồi cho vào bát cùng với mật ong, hấp cách thủy khoảng 15 phút là được. Mỗi ngày cho bé uống 3 lần, mỗi lần 2 – 3 thìa cà phê. Các mẹ chú ý nên cho bé uống liên tục trong vòng 3 ngày để bệnh khỏi hẳn.
Dùng củ cải trắng: Củ cái trắng bỏ vỏ rồi ăn sống sẽ làm mát họng, hết ho. Ngoài ra, có thể áp dụng cách thái miếng sau đó nấu chín bằng nước sạch, lấy nước uống. Mỗi tối uống một lần, mỗi lần khoảng 1/4 kg nước củ cải; uống liền 1 tuần sẽ có hiệu quả.
Dùng quả chuối hầm với đường phèn : Cách làm như sau, chuẩn bị một quả chuối, 1 ít đường phèn. Đem chuối hầm với đường phèn, mỗi ngày ăn một lần, ăn liền nhiều ngày sẽ trị được dạng ho nhẹ.
Dùng trứng gà trị ho: Chuẩn bị một quả trứng gà khuấy đều, cho thêm chút đường trắng và nước gừng tươi, dùng nửa cốc nước sôi để pha rồi uống; 2-3 lần sẽ khỏi.
Trị ho bằng gừng tươi : Đem gừng tươi rửa sạch, bỏ vỏ, thái miếng, khi bị ho hãy ăn một miếng; Khi cổ họng lại ngứa thì lại ăn một miếng. Một ngày ăn 2- 3 lần, trước khi đi ngủ ăn một lần, ăn như vậy khoảng 2, 3 ngày sẽ hết ho.
Dùng gừng già với mật ong: Gừng già tươi 60g, mật ong 30g; gừng tươi rửa sạch giã nát, cho thêm 500ml nước, nấu lên trong 30 phút. Tiếp đó bỏ bã cô đặc lại còn 200 – 250ml, cho thêm mật ong vào khuấy lên. Mỗi ngày uống vào buổi sáng và tối 50ml.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165218 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67059 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46662 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36580 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 31087 lượt xem )