Polyp mũi có nguy hiểm?
Gửi lúc 16:13' 18/04/2013
Polyp mũi là một khối u lành tính thường gặp trong hốc mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang. Polyp mũi gây ra các triệu chứng giống như viêm mũi xoang như: nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác,... có thể gây biến chứng và làm nặng thêm các bệnh viêm mũi, xoang khác.
Sự hình thành polyp mũi
Polyp mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang - là 4 khoang trống trên và sau mũi, thường do hậu quả của viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính không được điều trị triệt để hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các vi nấm. Viêm mạn tính khiến các mạch máu ở niêm mạc mũi xoang tăng tính thấm tạo điều kiện cho nước tích tụ trong các tế bào. Theo thời gian, trọng lực sẽ kéo các mô ứ nước này xuống dưới, hình thành các polyp. Có thể có một hoặc nhiều polyp, từng chùm như chùm nho, thường mềm và có ánh ngọc trai, đặc như thạch. Bệnh thường gặp nhiều ở người trên 40 và ở trẻ em mắc các bệnh như hen phế quản, viêm mũi, xoang dị ứng do nấm, viêm xoang mạn, sổ mũi mùa và xơ nang phổi.
Triệu chứng giống viêm mũi, xoang
Khi có polyp mũi, người bệnh thường có các triệu chứng giống như viêm mũi, viêm xoang: nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác...
Polyp phát triển một cách chậm chạp, gây nghẹt mũi từ 1 bên hoặc 2 bên. Lúc đầu người bệnh ít chú ý nhưng khi polyp lớn dần lúc đó có cảm giác khó chịu nhất là khi phải thở bằng miệng. Những dấu hiệu kèm theo là có cảm giác nặng đầu, chảy nước mũi màu xanh hay vàng, đặc, đôi khi có mùi hôi. Thỉnh thoảng có sốt nhẹ, ho có đờm. Khứu giác cũng giảm dần và có thể hoàn toàn không ngửi được mùi.
Polyp mũi nhỏ và đơn độc không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, ít khi gây biến chứng, nhưng nếu polyp lớn hoặc nhiều polyp nhỏ (đa polyp) có thể gây những biến chứng như: Viêm xoang cấp hoặc mạn tính, khó thở tắc nghẽn lúc ngủ, biến đổi cấu trúc của mặt gây song thị (nhìn đôi) hoặc 2 mắt xa nhau bất thường. Biến chứng này hiếm gặp và thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân xơ nang phổi.
Khi nào cần điều trị?
Vì polyp mũi có các triệu chứng gần giống như viêm mũi, viêm xoang hoặc cảm cúm,... nên người bệnh thường không nhận biết được. Tuy nhiên các triệu chứng của cảm cúm thường sẽ hết đi sau một tuần trong khi các triệu chứng của polyp không giảm đi. Khi đó người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám phát hiện và có chỉ định điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh polyp mũi có 2 phương pháp chính là dùng thuốc và phẫu thuật. Những trường hợp dùng thuốc là những polyp còn nhỏ và cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ. Đối với những polyp lớn gây khó thở, giảm hoặc mất khứu giác, ù tai... hoặc biến chứng cần phải phẫu thuật nội soi để cắt polyp và mổ xoang tạo sự thông thoáng trong mũi xoang và giảm khả năng tái phát polyp.
Về phòng bệnh, cách tốt nhất giảm sự hình thành polyp mũi là điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm xoang, tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên và các chất gây ô nhiễm, đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều bụi. Khi có tính trạng nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai - mũi - họng khám và điều trị.
Sự hình thành polyp mũi
Polyp mũi hình thành từ lớp niêm mạc của mũi hoặc của các xoang - là 4 khoang trống trên và sau mũi, thường do hậu quả của viêm mũi dị ứng, viêm xoang mạn tính không được điều trị triệt để hoặc do phản ứng miễn dịch của cơ thể chống lại các vi nấm. Viêm mạn tính khiến các mạch máu ở niêm mạc mũi xoang tăng tính thấm tạo điều kiện cho nước tích tụ trong các tế bào. Theo thời gian, trọng lực sẽ kéo các mô ứ nước này xuống dưới, hình thành các polyp. Có thể có một hoặc nhiều polyp, từng chùm như chùm nho, thường mềm và có ánh ngọc trai, đặc như thạch. Bệnh thường gặp nhiều ở người trên 40 và ở trẻ em mắc các bệnh như hen phế quản, viêm mũi, xoang dị ứng do nấm, viêm xoang mạn, sổ mũi mùa và xơ nang phổi.
Triệu chứng giống viêm mũi, xoang
Khi có polyp mũi, người bệnh thường có các triệu chứng giống như viêm mũi, viêm xoang: nghẹt mũi, khó thở, chảy nước mũi liên tục, thay đổi về khứu giác...
Polyp phát triển một cách chậm chạp, gây nghẹt mũi từ 1 bên hoặc 2 bên. Lúc đầu người bệnh ít chú ý nhưng khi polyp lớn dần lúc đó có cảm giác khó chịu nhất là khi phải thở bằng miệng. Những dấu hiệu kèm theo là có cảm giác nặng đầu, chảy nước mũi màu xanh hay vàng, đặc, đôi khi có mùi hôi. Thỉnh thoảng có sốt nhẹ, ho có đờm. Khứu giác cũng giảm dần và có thể hoàn toàn không ngửi được mùi.
Polyp mũi nhỏ và đơn độc không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, ít khi gây biến chứng, nhưng nếu polyp lớn hoặc nhiều polyp nhỏ (đa polyp) có thể gây những biến chứng như: Viêm xoang cấp hoặc mạn tính, khó thở tắc nghẽn lúc ngủ, biến đổi cấu trúc của mặt gây song thị (nhìn đôi) hoặc 2 mắt xa nhau bất thường. Biến chứng này hiếm gặp và thường xảy ra nhất ở những bệnh nhân xơ nang phổi.
Khi nào cần điều trị?
Vì polyp mũi có các triệu chứng gần giống như viêm mũi, viêm xoang hoặc cảm cúm,... nên người bệnh thường không nhận biết được. Tuy nhiên các triệu chứng của cảm cúm thường sẽ hết đi sau một tuần trong khi các triệu chứng của polyp không giảm đi. Khi đó người bệnh cần đến các cơ sở y tế để được khám phát hiện và có chỉ định điều trị thích hợp.
Điều trị bệnh polyp mũi có 2 phương pháp chính là dùng thuốc và phẫu thuật. Những trường hợp dùng thuốc là những polyp còn nhỏ và cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của thầy thuốc để tránh các tác dụng phụ. Đối với những polyp lớn gây khó thở, giảm hoặc mất khứu giác, ù tai... hoặc biến chứng cần phải phẫu thuật nội soi để cắt polyp và mổ xoang tạo sự thông thoáng trong mũi xoang và giảm khả năng tái phát polyp.
Về phòng bệnh, cách tốt nhất giảm sự hình thành polyp mũi là điều trị triệt để các bệnh viêm mũi, viêm xoang, tránh tiếp xúc với dị ứng nguyên và các chất gây ô nhiễm, đeo khẩu trang trong môi trường có nhiều bụi. Khi có tính trạng nghẹt mũi, sổ mũi kéo dài cần đến khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa tai - mũi - họng khám và điều trị.
Theo SKĐS
Các tin liên quan
Xem nhiều nhất
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165136 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66993 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46425 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36529 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30871 lượt xem )
Tin tiêu điểm