Nấm hương, mộc nhĩ tốt cho người gan nhiễm mỡ

Gửi lúc 10:33' 27/04/2013

Nấm hương và mộc nhĩ là 2 thức ăn lý tưởng với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ cũng như mỡ máu cao.

Gan nhiễm mỡ là hiện tượng mỡ trong tế bào gan do nhiều nguyên nhân khác nhau tích tụ vượt quá lượng mỡ giới hạn phân bố bình thường.

Trong trường hợp bình thường gan chỉ chứa một lượng mỡ khoảng 3% - 5% khối lượng gan. Khi lượng mỡ chứa trong gan vượt quá 5% khối lượng gan ( khối lượng ướt) hoặc khi thực chất gan trên 50% bị mỡ hoá (xét trên bình diện mô học) thì gọi là gan nhiễm mỡ.

Những năm gần đây tỷ lệ phát sinh bệnh gan nhiễm mỡ có xu hướng tăng cao rõ rệt và là mối nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khoẻ.

Trước đây gan nhiễm mỡ có tỷ lệ phát triển cao ở người trung niên, nay hiện tượng này gặp ở cả thanh niên trẻ tuổi với tỷ lệ không phải là nhỏ.

1. Nấm hương

Nấm hương còn gọi là nấm đông cô. Nấm hương chứa nhiều dinh dưỡng, chủ yếu chứa các thành phần protein, chất béo, đường, chất xơ, vitamin A1, B1, B2, D và niacin ( nicotinie), cholin và hơn 30 loại enzyme, 18 loại axit amin.

Trong axit béo không bão hoà chứa trong nấm hương, axit oleic chiếm 80% trở lên. Người bệnh gan nhiễm mỡ và mỡ trong máu cao kèm theo chứng xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tăng huyết áp, nên dùng nấm hương, mỗi ngày 150 – 130 mg.

Sau 15 tuần thì triglyceride, phosphorlipid, lượng mỡ tổng cộng và axit béo không bị este hoá đều hạ thấp mà không gây bất cứ ảnh hưởng nào đối với chức năng của gan.

Không những vậy, nấm hương chứa nhiều loại vitamin có thể thúc đẩy sự thụ động của đường ruột và dạ dày, có thể giảm sự hấp thu cholesterol ở đường ruột và ngăn ngừa sự táo bón. Nấm này là một sản phẩm bảo vệ cơ thể tuyệt vời đối với người cao tuổi và người trung niên.

Tác dụng giảm cholesterol ở thành phần riêng của nấm hương mạnh hơn 10 lần so với tác dụng của cloribrat - thuốc giảm mỡ có hiệu quả.

2. Mộc nhĩ


Mộc nhĩ thường gọi là mộc nhĩ đen là thực thể thuộc họ Mộc nhĩ.

Mộc nhĩ chứa protein, chất béo, đường, carotein và vitamin B1, vitamin B2, vitamin E, cũng có chứa các nguyên tố khoáng chất như: kali, natri, magiê, canxi, phosphor, sắt, mangan, kẽm, selen.


Đường chứa trong mộc nhĩ có manit, mannose, glucose, đường gỗ (twood sugar), axit glucuronic, cùng với lượng nhỏ pentose và methylium pentose.

Mộc nhĩ đen còn chứa các thành phần hoạt tính như: lecithin, cephalin, plasmalogen và phosphatidyl serin, axit nucleic... có tác dụng hạ thấp hàm lượng cholesterol trong gan và huyết thanh động vật, ngăn ngừa sự tích tụ mỡ ở thành động mạch và sự hình thành huyết khối do xơ vữa động mạch.

Hàm lượng cellulose chứa trong mộc nhĩ đen rất cao, trong 100g mộc nhĩ đen khô có thể cao đến 29,8g.

Nghiên cứu y học ban đầu cho thấy, người ăn chay mỗi ngày ăn nhiều thức ăn loại ngũ cốc, lượng cellulose tiếp thu từ thức ăn có thể đạt 22g, nhưng người không ăn chay lấy thức ăn có nguồn gốc động vật làm chính, lượng cellulose tiếp thu và mỗi ngày chỉ 10g; hàm lượng cholesterol, triglyceride và lipoprotein gây ra bệnh xơ vữa động mạch có trong máu người ăn chay hạ thấp rõ.

Từ đó có thể thấy, người bệnh gan nhiễm mỡ mỗi ngày ăn một lượng mộc nhĩ đen nhất định có thể có hiệu quả hạ thấp hàm lượng mỡ trong máu. Hơn nữa, mộc nhĩ đen có chứa nhiều cellulose có thể làm tăng lượng phân, thúc đẩy sự nhu động của đường ruột, khiến đường ruột kịp thời bài tiết cholesterol ra ngoài, có tác dụng làm sạch đường ruột.

Điều khiến người ta quan tâm là lượng kali chứa trong mộc nhĩ đen rất cao, trong 100g mộc nhĩ đen khô lượng kali có thể chứa đến 757mg. So với lượng natri chứa trong mộc nhĩ đen, tỷ lệ kali/natr > 15.

Do đó mộc nhĩ đen là thức ăn chứa nhiều kali, có tác dụng điều trị bồi bổ tốt đối với người bệnh gan nhiễm mỡ kèm theo tăng huyết áp. Đồng thời mộc nhĩ đen còn chứa nhiều vitamin, có tác dụng tích cực nhất định đối với việc phòng bệnh gan nhiễm mỡ, mỡ trong máu cao và bệnh động mạch vành.

Cần lưu ý, các nghiên cứu y học phát hiện mộc nhĩ đen có tác dụng phụ là thúc đẩy sự xuất huyết đối với người bệnh khạc ra máu, nôn ra máu, tiểu tiện đại tiện ra máu và bị tổn thương ở diện rộng.

Do vậy người bệnh trong thời gian có những triệu chứng trên và phụ nữ khi kinh nguyệt, tạm thời không nên ăn mộc nhĩ đen.

St