Điều trị ho cho trẻ: cách nào hiệu quả nhất?

Gửi lúc 14:22' 15/10/2015

Ở điều kiện sinh lý bình thường, ho là một phản xạ sinh lý có tính bảo vệ cơ thể. Chính nhờ các phản xạ ho này, bằng sự thở ra rất mạnh giúp làm sạch đường thở, tống xuất đàm, dịch tiết hoặc vật lạ lọt vào đường hô hấp, giúp nhung mao hô hấp hoạt động tốt.

 

 

 

Có nhiều kiểu ho khác nhau. Ho khan thường phát ra do thanh quản bị viêm và phản ứng của khí quản khi nhiệt độ thay đổi trong đêm, do đó trẻ em thường thở khò khè. Trẻ dưới 3 tuổi thường dễ mắc bệnh này và hay xảy ra vào ban đêm.

Ho kèm theo tiếng khò khè là do đường thở phía dưới của bé bị tăng tiết dịch nhầy, thường do nhiễm vi khuẩn hay virút hoặc một vật nào đó mắc trong khí quản của trẻ.

Ho xuất hiện đột ngột có thể do trẻ đã nuốt thức ăn hoặc nước uống nhầm đường hô hấp thay vì chúng xuống thực quản thì nó lại chui vào khí quản của trẻ.

Ho lúc nửa đêm thường xuất hiện do trẻ bị dị ứng, hen suyễn, nhiễm lạnh…

Ho kèm theo sốt, trường hợp này nếu trẻ bị ho, sổ mũi, sốt nhẹ thì thường là do cảm lạnh, nhưng nếu trẻ ho và kèm theo sốt 39 – 40 độ C hay cao hơn thường là bé bị viêm phổi, viêm họng cấp hay viêm phế quản phổi.

Các mẹo trị ho cho trẻ

Cách điều trị này thường áp dụng cho trẻ cho trẻ bị ho do bị cảm lạnh thông thường, nhất là vào thời gian chuyển mùa, thời tiết từ nóng sang lạnh, lúc mưa nhiều, thời tiết lạnh… Thường trẻ em rất dễ bị cảm lạnh, viêm mũi họng do nhiễm siêu vi từ đó gây ho. Trường hợp này phụ huynh cần chăm sóc đúng cách như: giữ ấm, nghỉ ngơi, dinh dưỡng đầy đủ chất, cho uống nước nhiều hơn đặc biệt nước cam, nước chanh để tăng sức đề kháng. Bệnh có thể tự khỏi sau 7 - 10 ngày và không ảnh hưởng nhiều đến trẻ.

Nên mátxa gan bàn chân cho bé. Dùng một vài giọt dầu như: dầu oliu hoặc dầu hạnh nhân hoặc tinh dầu bạc hà vào lòng bàn tay, xoa đều rồi mátxa lòng bàn chân cho bé, vuốt nhẹ nhàng và đều tay theo chiều từ gót chân đến ngón chân.

 

 

Vỗ rung long đờm cho bé, trường hợp bé ho có đờm, bằng cách vỗ rung, khum bàn tay lại rồi vỗ đều vào vùng lưng bé, phần giữa hai bả vai, làm nhịp nhàng liên tục và nên để bé nằm hoặc ngồi với tư thế đầu hơi dốc xuống. Sau động tác này, bé có thể sẽ ho nhiều và nôn, khạc ra đờm, cần làm lúc bé đói, tốt nhất là buổi sáng ngủ dậy, khi bé chưa ăn gì. Với những bé không tự khạc được đờm, mẹ có thể kích thích cho bé nôn, có thể bằng cách dùng khăn mỏng sạch lau nhẹ nhàng khoang miệng, lưỡi, kích thích nhẹ vào họng…

Cách điều trị ho bằng y học cổ truyền

Điều trị ho cho trẻ có rất nhiều cách, bên cạnh việc điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, ông cha ta có những bài thuốc dân gian có thể trị ho cho trẻ rất công hiệu. Hiện nay, bằng công nghệ hiện đại đã có các sản phẩm thuốc đông y được bào chế dựa trên bài thuốc dân gian như thuốc Ho P/H của công ty Đông dược Phúc Hưng.

 

 

Thuốc được bào chế chế từ những thảo dược quýnhư Bạch quả, Hạnh nhân, Cát cánh… không chỉ điều trị các chứng ho gió, ho khan, ho có đờm, rát cổ mà còn có tác dụng bổ phổi, tiêu đờm. Thuốc được bào chế dạng siro cao lỏng, nên có thể hoàn toàn yên tâm khi cho bé sử dụng.