Chữa khỏi hoàn toàn viêm mũi dị ứng?
Gửi lúc 10:09' 20/04/2013
Thường xuyên ngứa mũi, ngứa mắt, chảy nước mũi trong, hắt hơi hàng tràng... là những khốn khổ mà người viêm mũi dị ứng phải chịu đựng. Tuy nhiên, căn bệnh dai dẳng này giờ có thể chữa khỏi hoàn toàn bằng phương pháp miễn dịch liệu pháp (MDLP) giảm mẫn cảm.
“Vắc xin” trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng khởi bệnh rất cấp, thường khi mới bắt đầu phát bệnh thì cảm thấy ở mũi, cổ họng, mắt, ống tai đều bị ngứa, tiếp theo là hắt hơi liên tục, thậm chí hắt hơi mấy chục cái, kèm theo là ngạt mũi và chảy dịch trong, đôi khi chảy ròng ròng...
Bệnh xuất hiện do những chất dị nguyên có trong môi trường sống của người bệnh như bụi, lông súc vật, nấm mốc. Hệ miễn dịch của bệnh nhân phải đấu tranh bằng IgE (lớp thứ nǎm của các globulin miễn dịch), giải phóng nhiều hoạt chất trung gian. Những chất trung gian này chính là những chất kích thích niêm mạc mũi.
Trước đây, để điều trị viêm mũi dị ứng, thường chỉ có cách dùng thuốc hay tránh xa các dị nguyên. Còn phương pháp giảm mẫn cảm MDLP, biện pháp miễn dịch để thay đổi cách thức phản ứng về miễn dịch của người bệnh đối với chất gây dị ứng, cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng từ những thập kỷ 70.. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn rất mới đối với các cơ sở điều trị bệnh dị ứng ở nước ta. Phương pháp này chỉ áp dụng khi không thể loại bỏ được dị nguyên, loại trừ nguồn gây bệnh (tránh tiếp xúc với dị nguyên) do đặc thù công việc.
Biện pháp MDLP, phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu (GMC), được coi là một phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Các bác sĩ sẽ đưa dị nguyên mẫn cảm vào cơ thể theo đường dưới da với liều lượng và nồng độ tăng dần, nhằm kích thích cơ thể hình thành kháng thể bao vây, để cơ thể có thể thích ứng với dị nguyên đó. Việc thay đổi đáp ứng miễn dịch dẫn tới việc không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Điều đó lý giải vì sao đây được coi là một loại “vắc xin” phòng viêm mũi dị ứng
Đòi hỏi sự kiên trì
Phương pháp MDLP có hiệu quả từ 60 - 80% trên người bệnh. Tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi phải ít nhất là từ 6 tháng tới 3 năm để cơ thể sản xuất và duy trì kháng thể chống lại yếu tố gây dị ứng.
Để thuốc phát huy hiệu quả, người bệnh cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân tiêm thuốc được vài tháng thì mất kiên nhẫn, bỏ ngang, bệnh đã đỡ được 80 - 90% nhưng sau đó lại nhanh chóng tái phát.
Sau khi ngừng tiêm, lượng kháng thể này sẽ giảm dần và bệnh có thể tái phát, phải tiêm đợt khác. Tuy nhiên, nếu mỗi đợt tiêm càng kéo dài thì sau đó khoảng thời gian bạn phòng được bệnh viêm mũi dị ứng càng lâu.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai - Mũi - Họng T.Ư, trong 20 năm qua, bệnh viện này đã điều trị hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng bằng phương pháp giảm mẫn cảm đặc biệt với dị nguyên bụi nhà.
Ngoài ra, để phòng viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tránh các yếu tố nguy cơ: tiếp xúc với dị nguyên như bụi nhà, khói... Cẩn thận khi thay đổi thời tiết, chú ý giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý dể rửa mũi, không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi...
“Vắc xin” trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng khởi bệnh rất cấp, thường khi mới bắt đầu phát bệnh thì cảm thấy ở mũi, cổ họng, mắt, ống tai đều bị ngứa, tiếp theo là hắt hơi liên tục, thậm chí hắt hơi mấy chục cái, kèm theo là ngạt mũi và chảy dịch trong, đôi khi chảy ròng ròng...
Bệnh xuất hiện do những chất dị nguyên có trong môi trường sống của người bệnh như bụi, lông súc vật, nấm mốc. Hệ miễn dịch của bệnh nhân phải đấu tranh bằng IgE (lớp thứ nǎm của các globulin miễn dịch), giải phóng nhiều hoạt chất trung gian. Những chất trung gian này chính là những chất kích thích niêm mạc mũi.
Trước đây, để điều trị viêm mũi dị ứng, thường chỉ có cách dùng thuốc hay tránh xa các dị nguyên. Còn phương pháp giảm mẫn cảm MDLP, biện pháp miễn dịch để thay đổi cách thức phản ứng về miễn dịch của người bệnh đối với chất gây dị ứng, cũng đã được nghiên cứu và ứng dụng từ những thập kỷ 70.. Tuy nhiên phương pháp này vẫn còn rất mới đối với các cơ sở điều trị bệnh dị ứng ở nước ta. Phương pháp này chỉ áp dụng khi không thể loại bỏ được dị nguyên, loại trừ nguồn gây bệnh (tránh tiếp xúc với dị nguyên) do đặc thù công việc.
Biện pháp MDLP, phương pháp giảm mẫn cảm đặc hiệu (GMC), được coi là một phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả. Các bác sĩ sẽ đưa dị nguyên mẫn cảm vào cơ thể theo đường dưới da với liều lượng và nồng độ tăng dần, nhằm kích thích cơ thể hình thành kháng thể bao vây, để cơ thể có thể thích ứng với dị nguyên đó. Việc thay đổi đáp ứng miễn dịch dẫn tới việc không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng. Điều đó lý giải vì sao đây được coi là một loại “vắc xin” phòng viêm mũi dị ứng
Đòi hỏi sự kiên trì
Phương pháp MDLP có hiệu quả từ 60 - 80% trên người bệnh. Tuy nhiên thời gian điều trị đòi hỏi phải ít nhất là từ 6 tháng tới 3 năm để cơ thể sản xuất và duy trì kháng thể chống lại yếu tố gây dị ứng.
Để thuốc phát huy hiệu quả, người bệnh cần kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều bệnh nhân tiêm thuốc được vài tháng thì mất kiên nhẫn, bỏ ngang, bệnh đã đỡ được 80 - 90% nhưng sau đó lại nhanh chóng tái phát.
Sau khi ngừng tiêm, lượng kháng thể này sẽ giảm dần và bệnh có thể tái phát, phải tiêm đợt khác. Tuy nhiên, nếu mỗi đợt tiêm càng kéo dài thì sau đó khoảng thời gian bạn phòng được bệnh viêm mũi dị ứng càng lâu.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, nguyên GĐ BV Tai - Mũi - Họng T.Ư, trong 20 năm qua, bệnh viện này đã điều trị hiệu quả bệnh viêm mũi dị ứng bằng phương pháp giảm mẫn cảm đặc biệt với dị nguyên bụi nhà.
Ngoài ra, để phòng viêm mũi dị ứng, người bệnh cần tránh các yếu tố nguy cơ: tiếp xúc với dị nguyên như bụi nhà, khói... Cẩn thận khi thay đổi thời tiết, chú ý giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý dể rửa mũi, không dùng tay ngoáy mũi để tránh tổn thương niêm mạc mũi...
Theo Dantri
Các tin liên quan
Xem nhiều nhất
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165218 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67059 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46662 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36580 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 31087 lượt xem )
Tin tiêu điểm