Chữa hen phế quản tận gốc theo nguyên lý của y học cổ truyền
Hen phế quản là một bệnh mãn tính tương đối phổ biến trên thế giới! Theo số liệu thống kê, số người mắc bệnh hen phế quản trên thế giới hiện nay đã lên tới trên 200 triệu người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ người mắc bệnh hen phế quản ngày càng có xu hướng gia tăng trên thế giới.
Cùng với sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh hen phế quản, số người tỷ vong do hen phế quản cũng tăng lên. Hen phế quản cũng là nguyên nhân nhập viện phổ biến nhất ở trẻ em hiện nay. Phí tổn xã hội gây ra bởi hen phế quản cũng tăng cao bao gồm các chi phí điều trị trực tiếp như xét nghiệm, tiền thuốc và các chi phí gián tiếp như phải nghỉ việc, nghỉ học, giảm năng suất lao động…
ĐỊNH NGHĨA
Hen phế quản là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè.
Khi gặp tác nhân kích thích, tình trạng chít hẹp đường thở gia tăng càng gây khó thở, thậm chí không thở được của người bệnh, được gọi là LÊN CƠN HEN.
TRIỆU CHỨNG
Các triệu chứng của hen phế quản biểu hiện khác nhau ở mỗi người và trên cùng một người chúng cũng biểu hiện khác nhau tùy theo từng thời điểm.
Sau đây là 4 triệu chứng thường thấy nhất:
- Khò khè: tiếng rít thường nghe được khi thở ra. Tiếng rít này dễ dàng được nhận ra bởi bác sĩ của bạn hay chính bạn cũng có thể nhận ra.
- Ho nhiều: ho có thể kéo dài và thường hay xảy ra. Ho cũng là dấu hiệu nặng của cơn hen ban đêm. Ho rất dễ bị nhầm lẫn với những bệnh khác. Đặc biệt ở Việt Nam, một số bệnh nhân bị ho do hen phế quản dễ bị chuẩn đoán nhầm là viêm phế quản, viêm họng hay thậm chí bị chuẩn đoán là ho lao.
- Nặng ngực: cảm giác giống như lồng ngực bị bóp chặt.
- Khó thở: thở nhanh, ngắn và thấy khó khăn, đặc biệt là khi thở ra.
TÁC NHÂN GÂY CƠN HEN CẤP TÍNH
Như đã trình bày ở trên. Khi hít phải những tác nhân kích thích, bệnh nhân thường lên cơn hen cấp tính, gây phù nề và chít hẹp đường thở.
Một số tác nhân cơ bản thường gây cơn hen cấp tính là:
- Thay đổi thời tiết, ban đêm.
- Phấn hoa theo mùa
- Bụi, nấm mốc, vật nuôi, các thành phần của côn trùng
- Thực phẩm như cá, trứng, đậu phộng, sữa bò, đậu nành
- Nhiễm trùng hô hấp: chẳng hạn như cảm cúm, viêm phế quản, viêm xoang
- Thuốc: Như aspirin, các thuốc kháng viêm không steroid khác…
- Hút thuốc lá, khói, mùi hóa chất, nước hoa.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)
- Gắng sức, cảm xúc như: cười, khóc, hò hét, đau buồn...
Không phải tất cả những người bị hen phế quản đều bị phản ứng với cùng một tác nhân, hay nói cách khác tác nhân đối với người này nhưng chưa chắc đã phải là tác nhân của người khác.
ĐIỀU TRỊ
Theo Tây Y:
Từ 1996 WHO đã đưa ra phác đồ điều trị hen 4 bậc từ nhẹ (bậc 1) cho tới nặng (bậc 4), bao gồm điều trị cắt cơn (điều trị triệu chứng) và điều trị dự phòng (lâu dài) trong đó điều trị dự phòng là chính.
- Để điều trị cắt cơn thường dùng thuốc giãn phế quản tác dụng nhanh. Đó là các thuốc kích thích bêta 2 giao cảm (có các dạng uống, tiêm, khí dung và xịt), thường dùng nhất hiện nay là Ventolin.
- Để điều trị dự phòng: Đối với hen nhẹ kéo dài, trung bình và nặng (bật 2, 3, 4) thì bên cạnh thuốc giãn phế quản như trên cần dùng thêm các thuốc Corticoide hàng ngày, nhằm kháng viêm, chống co thắt và xuất tiết dịch nhờn (đờm). Các thuốc này cũng có dạng uống, tiêm, khí dung và xịt.
Hiện nay, phác đồ điều trị hiệu quả nhất được hướng dẫn áp dụng phổ biến toàn cầu là phối hợp Salmeterol với Fluticason ( còn gọi là Seretide),dùng cho bệnh nhân xịt hàng ngày,để ngăn không cho lên cơn quá phát, nguy hiểm tới tính mạng ; thuốc giúp cải thiện triệu chứng, cải thiện chức năng phổi, giảm tần suất các đợt cấp và cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân.
Vì các thuốc này có phản ứng phụ ghê gớm nên phải điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý mua dùng.
Cũng đề phòng một sai lầm nghiêm trọng là lạm dụng các thuốc Corticoide, nhiều bệnh nhân hen suyễn điều trị nhiều nơi không khỏi,tìm tới các phòng mạch tư, một số ít bác sĩ vì lợi nhuận đã dùng Corticoide liều cao, thậm chí dùng cả những thuốc hiện nay đã không được khuyên dùng như Kenacort (K-cort) tiêm cho bệnh nhân, chỉ cần một mũi, cơn hen cắt ngay, một vài tháng sau mới tái phát. Bệnh nhân không hiểu tưởng đây là “thần dược” có ngờ đâu thuốc có nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn, sẽ gây ra hiệu quả hết sức đáng tiếc là làm cho bệnh nhân suy thận, mục xương, mặt béo phì, tăng trọng nhanh, dùng nhiều sẽ bị còi xương và teo da cơ vĩnh viễn. Bệnh nhân bảo khi tiêm thuốc này, bác sĩ thường xé nhãn, hoặc dấu không cho biết thuốc gì, chỉ biết khi tiêm vào thì đi tiểu liên tục, không cầm được, ăn ngủ ngon,mặt căng phồng, má đỏ ửng; hiện tượng này được goi là hội chứng mặt trăng tròn hay hội chứng mặt búp bê
.
Một điều cũng cần hiểu rõ trong điều trị hen suyễn là tổ chức y tế thế giới (WHO) đã chỉ rõ: Cho tới nay các phương pháp điều trị của Tây y chỉ nhằm kiểm soát và cắt cơn chứ không chữa khỏi hen suyễn được, vì thế khi thấy bệnh nhân hen nặng lên, xịt Seretide không còn tác dụng nữa thì cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới Viện để cấp cứu, nếu còn chần chừ thì có thể nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân. Từ xa xưa trong sách dạy Yoga đã ghi rõ rằng: “với những người bình thường có thể nhịn ăn uống hàng tuần nhưng không thể nhịn thở nổi hai phút”, vì thế nếu ta không khẩn trương thì đờm sẽ rược lên,làm cho bệnh nhân nghẹt thờ mà chết. Người Pháp nói bệnh nhân hen chết là chết vì nghẹt thở.
GS Nguyễn Năng An, Chủ tịch hội Hen và Dị ứng Việt Nam cũng trăn trở: “Còn rất nhiều bác sĩ đa khoa tuyến cơ sở không nắm được rằng phương pháp điều trị hen suyễn của Tây y hiện nay mới chỉ là kiểm soát và cắt cơn chứ không thể chữa khỏi được. Đó là lý do khiến nhiều bệnh nhân tuyến dưới phải cấp cứu trong tình trạng nguy kịch. Điều này không chỉ đe dọa tính mạng bệnh nhân mà còn làm tăng chi phí điều trị”.
Chi phí để điều trị hen suyễn khá nặng nề, bằng chi phí điều trị HIV và lao cộng lại.
Theo Đông Y:
Hen Phế Quản theo đông y thuộc chứng Háo Suyễn - Háo Rỗng, tức là khí không được liễm nạp về thận, tỳ dương hư yếu thủy thấp ứ đọng sinh ra đờm. Trong cổ họng phát ra tiếng gọi là háo (hen) thở hít gấp gáp, khí đưa lên nhiều mà đưa xuống ít gọi là (suyễn).
Nguyên nhân gây bệnh hen do ngoại cảm phải ngoại tà bên ngoài, ăn uống tình chí thất thường, làm việc quá sức. Về tạng phủ, hen phế Quản liên quan trực tiếp tới 3 Tạng Tỳ - Phế - Thận, do 3 tạng này suy yếu và không được điều hòa gây nên, cụ thể:
- Tạng Phế: Phế có công năng chủ xuất nhập khí. Phế rối loạn làm khí xuất nhập rối loạn gây nên khó thở. Cho nên trong bệnh hen phế quản, triệu chứng điển hình dễ thấy là cơn khó thở, khó thở ra, khó thở có chu kỳ, cơn khó thở bùng phát khi gặp các yếu tố kích thích như gió, ẩm, lạnh, bụi, mùi lạ, căng thẳng, mệt nhọc...
- Tạng Tỳ: Có chức năng vận hóa, chuyển biến hóa thức ăn. Khi lo nghĩ quá nhiều làm rối loạn công năng của tỳ. Chức năng chuyển hóa thức ăn của Tỳ rối loạn sẽ sinh đờm. Đờm dừng ở phế sẽ làm tắc nghẽn gây khó thở.
- Tạng Thận: Chủ nạp khí. Công năng thận rối loạn cơ thể yếu từ lúc mới sinh (gọi là tiên thiên bất túc). Thận không nạp khí nên khí ngược lên gây khó thở
Nguyên tắc điều trị hen theo đông y:
Mục đích của điều trị thuốc Đông y là điều trị toàn diện và mang tính tổng thể cao, đem lại sự cân bằng cho toàn thân, tăng sức đề kháng của cơ thể, đồng thời quan tâm đến bài trừ nguyên nhân bệnh, vì thế hen phế quản mới khỏi dứt điểm được.
Thuốc Đông y thường có tác dụng tán hàn, giáng khí, tiêu đờm, trừ thấp, bổ hư. Thuốc nâng cao chức năng các Tạng Tỳ - Phế - Thận bị suy yếu và điều hòa hoạt động giữa các Tạng.
Trong điều trị bệnh hen phế quản bằng thuốc Đông y không chỉ là làm giảm triệu chứng, đó còn là kết quả quá trình cân bằng giữa các tạng phủ, nâng cao sức đề kháng, phòng chống tái phát.
Một số bài thuốc đông y cổ phương hiện nay có hiệu quả cao trong điều trị hen là: “Nhị trần thang hợp tam tử thang gia giảm”, “Tiểu thanh long gia giảm”, “Tiền hồ thang gia vị”… Trong đó nổi bật nhất là bài thuốc “Tiểu thanh long thang”. Và trên thị trường đã có thuốc hen P/H được bào chế từ bài thuốc này.
3 ưu điểm của thuốc hen P/H trong điều trị dứt điểm hen phế quản:
Thứ nhất, tập trung vào gốc sinh bệnh thông qua việc điều hòa toàn thân, cân bằng tạng phủ. Từ đó, Sức đề kháng tăng, sức khỏe được cải thiện. Các triệu chứng tại phế quản giảm rõ rệt, hết viêm, đờm không sinh và được tiêu trừ, ho giảm. Cơn hen kịch phát giảm dần, cơn hen nhẹ và bớt nguy hiểm hơn trước, tiến tới không còn lên cơn và tái phát.
Thứ hai, tin cậy và hiệu quả cao trong điều trị. Các bài thuốc được sử dụng trong điều trị hen mãn tính hiện nay đều có “tuổi đời” cao, được sử dụng lặp đi lặp lại hàng trăm năm. Trong quá trình đúc kết kinh nghiệm điều trị, chỉ những vị thuốc, bài thuốc cho tác dụng chữa bệnh thực sự mới tồn tại và được sử dụng.
Thứ ba, an toàn. Phần lớn vị thuốc trong các bài thuốc điều trị bệnh mãn tính nói chung và hen phế quản, có tác dụng điều hòa Tạng phủ. Trong điều trị, ít khi tích lũy, gây độc hại với cơ thể. Sử dụng các bài thuốc đông y trong điều trị hen mãn tính cũng không dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc, bệnh cải thiện dần dần, không có xu hướng nặng lên, vốn là ưu điểm nổi bật mà các thuốc tân dược hiện đại không có được.
MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐÃ ĐƯỢC CHỮA TRỊ RẤT THÀNH CÔNG BẰNG THUỐC HEN P/H:
1.Bác Nguyễn Bá Giao, 66 tuổi, tại Số 51 Khu Tập thể liên hiệp thực phẩm Hà Đông - Quận Hà Đông - TP. Hà Nội, mắc bệnh Hen phế quản từ năm lên 10 tuổi, về già mức độ bệnh ngày càng nặng. Mỗi lần thay đổi thời tiết thế này là ông lên cơn hen: Cò cử, khó thở, tức và cảm giác như ngực bó lại, đờm nhiều, nhiều lần phải vào Viện quân đội 103 để cấp cứu vì lên cơn hen kịch phát. Từ sau khi điều trị đợt liên tục 3 tháng bằng loại Thuốc Hen P/H đó đến nay đã 5 năm ông không còn bị tái phát cơn hen, cơ thể khỏe mạnh và thấy mình như người bình thường.
2. Chị Dương Thị Ly, 34 tuổi, làm thợ may, ở Ấp Gò Châu Mai, xã Vĩnh Hưng – Huyện Vĩnh Hưng; Tỉnh Long An bị hen từ năm 12 tuổi. Sau hơn 4 năm căn bệnh hen đeo đuổi hành hạ, đến năm 16 tuổi chị cao 1m55 nhưng nặng chưa đến 35kg. Sau 8 tuần điều trị bằng thuốc hen P/H, cơn hen đã không còn tái phát. Năm nay bước vào tuổi 34, chị đã có một gia đình tuyệt vời, hai bé ngoan và biết nghe lời ba mẹ.
3. Ông Nguyễn Bá Hai (sinh năm 1955) trú tại thị xã Nam Sách, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương mắc hen năm 40 tuổi. Ông chia sẻ “Mỗi lần lên cơn hen thì khổ sở vô cùng, thở không được nói không xong, ngực như bị bóp chặt môi thì tái xanh tái ngắt, có khi phải ngồi dậy chống ta cả đêm, có lúc thì nửa nằm nửa ngồi, tay bám vào chấn song cửa sổ hay dựa vào thành giường mà cò cử từng cơn”. Hơn 10 năm bệnh hen đeo đẳng, công việc và cuộc sống cũng theo bệnh tật mà tụt dốc. Theo hướng dẫn của bác sỹ, ông biết và sử dụng thuốc hen P/H. Sau 8 tuần điều trị bệnh hen không tái phát. Tới nay đã 8 năm, ông sống vui tuổi già không còn lo bệnh tật.
4. Bác Bùi Quang Thuần, Phú Kim - Thạch Thất – Hà Nội sau 23 chung sống cùng bệnh hen đã chữa khỏi căn bệnh dai dẳng nhờ thuốc hen P/H cũng chỉ sau 8 tuần điều trị. Giờ đây bác Thuần đã trở thành “người bạn đồng hành tin cậy” của rất nhiều bệnh nhân cùng cảnh ngộ.
5. Bé Kiều Văn Phúc – con bố Kiều Văn Pháo, bị hen từ khi mới hơn 1 tuổi. Ban đầu Phúc chỉ có hiện tượng khò khè trong từng hơi thở, vẫn ăn ngoan. Sau vài ngày khò khè cháu thường có hiện tượng ho nhiều, kèm với chảy mũi liên tục. Đi khám, bác sỹ chẩn đoán Phúc bị viêm tiểu phế quản dạng hen. Sau khi dùng thuốc hen P/H liên tục trong 6 tuần, những dấu hiệu của bệnh hen đã hoàn toàn biến mất. Tới nay, 8 năm trôi qua, Kiều Văn Phúc đã là học sinh lớp 2 – trường tiểu học Lê Hồng Phong – Hà Đông – Hà Nội, khỏe mạnh, ngoan ngoãn, học giỏi.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165218 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67059 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46662 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36580 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 31087 lượt xem )