Tuần hoàn máu kém – Những điều cần biết

Gửi lúc 14:40' 18/07/2016

Các rối loạn khác nhau có thể dẫn tới tuần hoàn máu kém. Nguyên nhân chính của tuần hoàn máu kém là tổn thương gốc tự do tới hệ tuần hoàn, thiếu hụt các chất dinh dưỡng và các độc tố axit trong cơ thể. Nguyên nhân khác gây tuần hoàn máu kém là hút thuốc, cân nặng, bệnh tiểu đường, thiếu vận động, chế độ ăn uống mất cân bằng, huyết áp cao, cholesterol cao, bệnh ở hệ thần kinh đặc hiệu, mang thai và thiếu vận động.

 

 

Rối loạn tuần hoàn khá phổ biến ở người trung tuổi và người già. Bệnh là do sự tích tụ mảng cholesterol dọc thành động mạch, khiến chúng trở nên cứng và bị teo lại. Tuần hoàn máu kém có thể dẫn tới mệt mỏi, chán nản, xanh xao cùng với các triệu chứng khác. Tuần hoàn máu kém có thể cũng làm giảm hiệu quả làm lành ở những khu vực bị tổn thương dẫn tới chậm liền vết thương. Mệt mỏi có thể có biểu hiện xanh tím do thiếu tuần hoàn và có thể gây tử vong.

Bất lực cũng có thể là do tuần hoàn máu kém. Bệnh tiểu đường, huyết áp cao, cholesterol cao và các vấn đề liên quan tới tim khiến bệnh trở nên phức tạp hơn.

Có một vài loại rối loạn tuần hoàn máu. Một trong số đó là bệnh động mạch ngoại vi - là một tình trạng có thể được so sánh với bệnh động mạch vành và rối loạn động mạch cảnh. Trong bệnh động mạch ngoại vi, sự tích tụ mỡ hình thành ngay trong niêm mạc thành động mạch. Điều này cản trở máu lưu thông, chủ yếu trong các động mạch dẫn đến thận, ổ bụng, cánh tay, chân và bàn chân.

 

Một loại rối loạn tuần hoàn máu khác là xơ cứng động mạch có liên quan tới cả lớp bên trong và lớp giữa các động mạch, các chi, mắt và các cơ quan khác. Tình trạng này làm giảm tuần hoàn máu tới mô, gây ra các rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn mạch máu ngoại biên, giảm lưu thông máu tới mắt, thận và dẫn tới mù, suy thận.

Giảm huyết sắc tố là một rối loạn tuần hoàn máu khác, được mô tả là sự thiếu thể tích tế bào hồng cầu tuần hoàn hay nói cách khác là thiếu hàm lượng haemoglobin. Thiếu thể tích máu tuần hoàn, cả thành phần tế bào và dịch thể được gọi là giảm lượng máu. Đây có thể là kết quả của thiếu máu cấp tính hoặc có thể mang tính chất dài hạn, như thiếu máu kèm theo tình trạng mất nước.