Trầm cảm do suy nhược thần kinh
Suy nhược thần kinh có những biểu hiện như: buồn chán, suy nghĩ bi quan, mất ngủ, mệt mỏi, hay cáu gắt và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh...
Suy nhược thần kinh có những biểu hiện như: buồn chán, suy nghĩ bi quan, mất ngủ, mệt mỏi, hay cáu gắt và không quan tâm đến mọi thứ xung quanh... Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh sẽ rơi vào trạng thái trầm cảm, hậu quả xấu là xuất hiện những hành vi tiêu cực, thậm chí có ý nghĩ tự sát...
Suy nhược thần kinh (hay tâm căn suy nhược) là hội chứng bệnh lý thuộc nhóm loạn thần kinh chức năng, do những rối loạn chức năng vỏ não và một số trung khu dưới vỏ gây nên. Đối tượng thường gặp là những người lao động trí óc, độ tuổi từ 18 tới 45, với các triệu chứng như: mệt mỏi, mất ngủ, lo âu, căng thẳng, hồi hộp, nhịp tim nhanh, nghi mình mắc bệnh… Nếu không điều trị kịp thời suy nhược thần kinh, người bệnh sẽ bị sa sút tinh thần, mất định hướng trong cuộc sống và rơi vào trạng thái trầm cảm.
Trầm cảm là trạng thái buồn rầu, chán nản, ngủ không ngon, ăn nhạt miệng, không có hứng thú làm việc, mặc cảm thua kém, thấy không có lối thoát… Tùy thuộc vào mức độ, chứng bệnh này có thể dẫn đến rối loạn về nhận thức, trí nhớ và ức chế hoặc kích thích vận động. Trầm cảm nếu không được điều trị, sẽ dẫn đến hậu quả là chất lượng cuộc sống suy giảm, hạn chế khả năng làm việc cũng như sinh hoạt hàng ngày, khiến các bệnh đa khoa khác nặng hơn. Diễn biến xấu nhất của chứng trầm cảm là bệnh nhân có ý tưởng và hành vi tự kết liễu cuộc đời mình, thực tế đã cho thấy rất rõ điều này. Theo số liệu thống kê, trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát .
Giới y khoa chia các nguyên nhân gây ra trầm cảm thành 3 nhóm chính: Trầm cảm nội sinh (do di truyền, miễn dịch,…); trầm cảm vì bệnh thực tổn (trong cơ thể) như chấn thương, rối loạn chức năng tuyến giáp, đái tháo đường, tai biến mạch máu não…; nhóm thứ 3 phổ biến nhất là trầm cảm do suy nhược thần kinh . Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 5% dân số bị rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tỷ lệ mắc bệnh là 2-3% ở nam, 4-9% ở nữ; nếu tính trong cả cuộc đời thì tỷ lệ mắc là 7-12% ở nam và 20-25% ở nữ.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165169 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67018 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46525 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36546 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30958 lượt xem )