Rối loạn giấc ngủ là gì?

Gửi lúc 14:02' 02/05/2013

Giấc ngủ là một quá trình tích cực dưới sự kiểm soát của não và là một phần cơ bản của đời sống con người hàng ngày. Rối loạn giấc ngủ có thể nguyên phát do rối loạn cơ chế điều hoà giấc ngủ, hoặc thứ phát là triệu chứng của bệnh tiềm ẩn khác.


Có 2 giai đoạn giấc ngủ chính thức, động mắt nhanh (REM) và không động mắt nhanh (NREM). Ðộng mắt nhanh và không động mắt nhanh thay đổi chu kỳ khoảng 90 phút.

Giấc ngủ không động mắt nhanh được chia làm 4 giai đoạn:

 - Trong giai đoạn 1, nhịp alpha bình thường 8-12-Hz trong giai đoạn thức tỉnh được thay thế từ 2 đến 7 Hz, và luân phiên với hoạt động nhanh điện thế thấp 12 đến 14 Hz, và luân phiên với hoạt động nhanh điện thế thấp 12-14 Hz.

- Trong giai đoạn 2, các thoi bao gồm các đợt hoạt động từ 12 đến 14 Hz kéo dài ít nhất nửa giây và phức hợp K (sóng hai pha dương và âm có điện thế cao được thấy rõ ở vùng đỉnh) xuất hiện.

- Giai đoạn 3 và 4 cùng cho thấy hoạt động động chậm điện thế cao 2 Hz hay ít hơn nhưng khác nhau ở tỉ lệ những sóng chậm trong khi ghi. Trong giai đoạn 3, sóng chậm hiện diện dưới 50% thời gian trong khi giai đoạn 4 nó xuất hiện trên 50% các thời kỳ. Trong giai đoạn này cũng gọi là giấc ngủ sóng delta hay giấc ngủ sóng chậm, bệnh nhân rất khó đánh thức.

Chu kỳ giấc ngủ động mắt nhanh đầu tiên xảy ra khoảng từ 70-90 phút sau khi bắt đầu ngủ và kéo dài khoảng 10 phút. Trong giấc ngủ động mắt nhanh, đa miên đồ (polysomnography) cho thấy có sự giảm đột ngột hoạt động điện cơ đồ (electromyelogram) của cơ cằm.

Cứ từ 4 đến 6 chu kỳ giấc ngủ không động mắt nhanh luân phiên vơí giấc ngủ động mắt nhanh trong suốt đêm. Càng về khuya, giai đoạn động mắt nhanh càng trở nên dài hơn.

Phân loại rối loạn giấc ngủ


Phân loại quốc tế rối loạn giấc ngủ (ICSD) được dựa trên cơ chế sinh lý bệnh đã được xác định và xếp các rối loạn giấc ngủ thành:

- Loạn miên (dyssomnia),

- Cận miên (parasomnias),

- Rối loạn giác ngủ liên kết với bệnh nội khoa và tâm thần và rối loạn giấc ngủ được đề nghị (proposed sleep disorders). (Theo bảng phân loại quốc tế rối loạn giấc ngủ).

Loạn miên gồm có:

- Mất ngủ: khó bắt đầu và duy trì rất ngủ. Do rối loạn kéo dài thời gian tiềm tàng khi đi ngủ, thức giấc ban đêm nhiều lần hoặc thức tỉnh sớm vào buổi sáng.

- Buồn ngủ ban ngày quá mức. Là khuynh hướng ngủ thiếp đi không phù hợp khi không hoạt động.

- Rối loạn giấc ngủ nội sinh là những rối loạn có liên quan đến những cơ thể hóa và sự kết hợp thói quen cản trở giấc ngủ gây nên các khó khăn trong giấc ngủ và có thể liên quan đến sút giảm chức năng khi thức giấc.

- Mất ngủ tự phát là mất khả năng không đạt được giấc ngủ thích hợp suốt đời có lẽ bất thường của hệ thống thức ngủ, cũng có thể gọi là mất ngủ khởi phát thiếu niên.

- Ngủ rũ là rối loạn có đặc trưng buồn ngủ quá mức, thường liên quan đến cơn mất trương lực (cataplexy) và những giấc ngủ động mắt nhanh khác như liệt trong khi ngủ và ảo giác khi ngủ thiếp (hypnagonic hallucinations).

- Ngủ quá nhiều tái diễn (recurrent hypersomnia), bệnh nhân có đợt ngủ quá nhiều điển hình khác nhau khoảng vài tuần hay vài tháng. Hội chứng Kleine-Levin là hình mẫu của của loại rtối loạn này. Ngủ quá nhiều tự phát, bệnh nhân có những đợt ngủ bình thường hoặc kéo dài và sự buồn ngủ quá mức bao gồm những đợt giấc ngủ không động mắt nhanh khoảng từ một tới hai giờ.

Ngủ nhiều sau chấn thương, sau thấn thương hệ thần kinh trung ương.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể gây ra ở ngoại vi do sự tắc nghẽn cơ học ở khí đạo trên hoặc ở trung tâm do giảm mức độ oxy bão hòa sau khi giảm công thở.

- Rối loạn vận động chỉ chu kỳ. Ðặc điểm lâm sàng của hội chứng bất an (Restless Legs Syndrome) là rối loạn đặc trưng bởi những đợt tái diễn các cử động của chi có định hình cao xảy ra trong khi ngủ.

- Rối loạn giấc ngủ ngoại sinh, do những hoạt động hàng ngày không phù hợp với việc duy trì giấc ngủ chất lượng tốt.

- Rối loạn giấc ngủ theo nhịp ngày đêm gây ra do sự gián đoạn của thời gian ngủ.

Cận miên

Cận miên (parasomnia) dùng để chỉ những sự kiện vật lý không mong muốn xảy ra trong khi ngủ hay cường phát bởi giấc ngủ.

- Rối loạn thức giấc có khuynh hướng thức dậy tự phát trong giấc ngủ delta. Loại thức dậy này làm nặng lú lẫn tâm thần và mất định hướng, hành vi tự động, không phản ứng tương đối vơí kích thích bên ngoài, đáp ứng kém vơí những nỗ lực nhắm khêu gợi hành vi thức tỉnh. Ði khi ngủ còn gọi là mộng du bao gồm một loạt những hành vi phức tạp bắt đầu trong giấc ngủ sóng chậm và tạo ra việc bước đi khi ngủ.

- Rối loạn chuyển tiếp thức-ngủ: vặn mình hay đập đầu ở trẻ em thuộc vào nhóm này.

- Cận miên thường kết với giấc ngủ động mắt nhanh. Ác mộng là những giấc mộng gây sợ hãi thường đánh thức bệnh nhân tỉnh dậy từ giấc ngủ động mắt nhanh.

- Những loạn miên khác bao gồm nghiến răng và đái dầm khi ngủ.

- Loạn động khi ngủ kịch phát (paroxysmal hypnogenic dyskinesia): rối loạn liên quan đến giấc ngủ không động mắt nhanh. Loạn động khi ngủ kịch phát bao gồm những đợt múa vung (ballistic), loạn trương lực cơ hay múa giật múa vờn (choreoathetoid movement).

- Hội chứng đột tử ban đêm không giải thích được. Ðây là một hội chứng rối loạn gia đình phổ biến nhất ở Ðông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Campuchia và có thể ở người Việt Nam trong số Hmong sống ở Tây nguyên.

Rối loạn giấc ngủ nội khoa và tâm thần

Trầm cảm đơn cực kết hợp với khó duy trì giấc ngủ vơí thức dậy sớm buổi sáng. Trong rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân không thể ngủ trong giai đoạn hưng cảm và ngủ quá mức trong giai đoạn trầm cảm.

 

St