Ngừa biến chứng do rối loạn tuần hoàn não ở người cao tuổi
Rối loạn tuần hoàn não gặp chủ yếu ở người trưởng thành, đặc biệt là người cao tuổi. Bệnh có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Rối loạn tuần hoàn não có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như tuần hoàn kém, viêm xoang, huyết áp thấp làm cho lượng máu lên não kém hoặc tăng huyết áp gây rối loạn vận mạch (đặc biệt là mạch máu não), tăng mỡ máu, nhất là loại mỡ máu xấu (cholesterol xấu) làm xơ vữa động mạch, đặc biệt là xơ vữa động mạch thân nền, động mạch cột sống cổ, động mạch cảnh làm cho lượng máu đi lên não bị hạn chế. Ngoài ra, rối loạn tuần hoàn não có thể xuất hiện ở người cao tuổi khi có lạnh đột ngột (khi thời tiết thay đổi, ở trong phòng máy lạnh) hoặc do ngộ độc độc tố vi khuẩn hay ngộ độc hóa chất (ngộ độc thực phẩm). Một số trường hợp người cao tuổi do mắc các bệnh về não bộ (u não, u tiểu não, u dây thần kinh số 8) cũng gây rối loạn tuần hoàn não.
Cục máu đông gây tắc mạch não dẫn đến tai biến mạch máu não – một biến chứng nguy hiểm của rối loạn tuần hoàn não.
Làm thế nào để nhận biết bị rối loạn tuần hoàn não?
Nhức đầu là triệu chứng gặp sớm nhất ở người cao tuổi có hội chứng rối loạn tuần hoàn não. Nếu nhẹ thì nhức đầu không dữ dội mà âm ỉ khắp cả vùng đầu, nhiều trường hợp dùng thuốc giảm đau không thuyên giảm hoặc giảm ít. Dấu hiệu đặc trưng nhất của rối loạn tuần hoàn não ở người cao tuổi là chóng mặt. Chóng mặt đôi khi chỉ thoáng qua nhưng có thể kéo dài hàng giờ, hàng ngày hoặc còn lâu hơn và kèm theo buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn và đôi khi lặp đi, lặp lại nhiều lần. Chóng mặt sẽ làm mất thăng bằng, ngồi dậy, đứng lên rất khó khăn đôi khi gây nên sự cố bất thường (ngã), đặc biệt là người cao tuổi có sức khỏe kém. Hiện tượng này hay gặp nhất là lúc nửa đêm về sáng, khi tỉnh dậy không ngồi lên được do hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và có thể nôn. Người bệnh thấy choáng váng, loạng choạng, mất thăng bằng nếu cố ngồi dậy để đi có thể bị ngã hoặc dúi dụi xuống đất, nhẹ thì xây xước, chảy máu, nặng, có thể gãy chân tay, chấn thương sọ não. Khi thay đổi tư thế (nghiêng người từ trái qua phải hoặc ngược lại) là chóng mặt, buồn nôn tăng lên làm cho người bệnh rất sợ trở mình hoặc ngồi dậy. Nếu bệnh nhẹ thì chỉ thoáng qua nhưng nếu nặng thì không thể thay đổi tư thế được và buồn nôn, nôn nhiều. Rối loạn tuần hoàn não ở người cao tuổi rất dễ gây rối loạn giấc ngủ (ngủ ít hoặc không ngủ được, ngủ chập chờn do đó dễ tỉnh giấc và rất khó ngủ tiếp), chóng quên, mệt mỏi, hay cáu gắt vô cớ.
Người cao tuổi nên ăn ít nhất 3 bữa cá/tuần và tăng cường rau quả để tránh thừa cân béo phì dẫn đến vữa xơ động mạch.
Tai biến mạch máu não - Hậu quả nặng nề của rối loạn tuần hoàn não
Hậu quả của rối loạn tuần hoàn não ở người cao tuổi ít nhiều cũng có thể gây hiện tượng phù não gây rối loạn tâm lý từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là tai biến mạch máu não (nhũn não). Đây là một dạng rối loạn tuần hoàn não cấp tính ở người cao tuổi. Thường có biểu hiện đột ngột là đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, méo miệng, liệt chi, dần dần đi vào hôn mê, đại tiểu tiện không tự chủ, nếu cấp cứu không kịp thời người bệnh có thể tử vong hoặc nếu thoát khỏi lưỡi hái tử thần thì cũng phải đối mặt với rất nhiều di chứng nặng nề như liệt người, bại não, méo miệng, nói ngọng...
Phòng rối loạn tuần hoàn não bằng cách nào?
Khi người cao tuổi có dấu hiệu của rối loạn tuần hoàn não thì cần đi khám bệnh để tìm nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt, nhất là người có sẵn các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, tim mạch... người bệnh cần kiểm soát đường máu, tránh các yếu tố gây stress… Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để đề phòng mắc các chứng bệnh thừa cân, béo phì, tăng mỡ máu gây xơ xữa động mạch. Ăn nhiều rau, quả, cá (mỗi tuần nên ăn vài ba bữa cá), hạn chế ăn nhiều thịt, không nên ăn mỡ động vật. Nên hạn chế đến mức tối đa uống rượu, bia. Bỏ thuốc lá hoặc thuốc lào. Người cao tuổi nên tích cực vận động cơ thể bằng các phương pháp thích hợp với điều kiện của từng người. Người cao tuổi không nên tắm nước lạnh, nên mặc ấm, nơi nằm ngủ tránh gió lùa. Mùa đông mỗi khi thức dậy cần cử động chân tay một lúc mới ngồi dậy, tránh lạnh đột ngột.
Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, người cao tuổi ngoài chế độ ăn uống hợp lý, vận động tích cực còn nên sử dụng các loại thuốc Đông y được bào chế từ thảo dược để tăng cường sức khỏe, thúc đẩy tuần hoàn máu não như thuốc Hoạt huyết thông mạch P/H được bào chế từ Đương quy, Ngưu tất, Xuyên khung, Sinh địa, Ích mẫu… Thuốc cho tác dụng hoạt huyết mạnh, chống ngưng tập tiểu cầu và các mảng xơ vữa trong lòng mạch, một nguyên nhân dễ dẫn đến tắc nghẽn và cản trở máu lưu thông, đồng thời các vị thuốc trên tăng cường và thúc đẩy máu lưu thông mạnh mẽ tới các bộ phận và tăng tuần hoàn cho não, cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất cần thiết giải quyết nhanh các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não: Làm hết đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, mất ngủ; giảm stress, tăng cường trí nhớ, tập trung làm việc. Thuốc còn có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, tăng sinh hồng cầu và nâng cao sức khỏe giải quyết tận gốc và triệt để tình trạng thiếu máu, máu xấu gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não, từ đó tránh tái phát.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165136 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66993 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46424 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36529 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30870 lượt xem )