Một số cách chữa vết thương hiệu quả

Gửi lúc 14:36' 04/11/2015

Chữa vết thương nhanh lành với cách sơ cứu vết thương đúng cách, chế độ ăn uống hợp lý hẳn ai cũng biết tới. Tuy nhiên, với một số mẹo nhỏ dưới đây có thể là cách chữa vết thương nhanh lành và hiệu quả bạn nên biết.

 

Bột nghệ giúp chữa lành vết thương

 

Bột nghệ giúp lành vết thương

 

Từ xưa, nghệ đã được biết tới với công dụng chữa lành vết thương, giúp vết thương không để lại sẹo xấu.

Cách dùng: Dùng nghệ đen (ngải tím) đem mài nhỏ hoặc giã mịn rồi đắp kín vào vết thương. Thậm chí khi vết thương đã nhiễm trùng nặng vẫn có thể dùng bài thuốc này để chữa trị. Đắp thuốc xong nhớ dùng vải thưa buộc vừa chặt, đắp thuốc từ sáng đến chiều lại thay mới. Chỉ sau vài lần đắp thuốc, bệnh nhân sẽ thấy bớt đau nhức, da không còn thâm tím và tiêu mủ rõ rệt. Tuy nhiên không nên dùng cho phụ nữ mang thai vì công dụng của nó rất mạnh, không tốt cho họ.

Cách chữa lành vết thương bằng mật ong

Mật ong được biết tới như một chất kháng khuẩn trên bề mặt vết thương. Nó giúp làm sạch vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng cũng như giúp giảm sưng.

 

Mật ong

 

Cách dùng: Đừng vội vàng sử dụng thuốc kháng sinh khi lỡ đứt tay hay bị bỏng mà hãy nhanh chóng bôi mật ong vào vùng da tổn thương. Mật ong có công dụng giống như một chất khử trùng tự nhiên.

Dấm táo

 

 

Là một liệu pháp làm lành vết thương hiệu quả, giấm táo có đặc tính chống ngứa và chống kích ứng da, giúp vết thương mau lành.

Cách dùng: khi không may bị vết thương do bỏng, bạn có thể dùng mật ong pha cùng dấm táo và bôi lên vết thương, bạn sẽ cảm nhận rất rõ cảm giác bỏng rát được giảm đi rất nhiều.

Đường

 

 

Ai cũng biết trong cuộc sống hàng ngày nếu ăn nhiều đường không tốt cho sức khoẻ. Tuy nhiên đường lại có tác dụng hấp thụ những chất dịch chảy ra từ vết thương. Cách dùng: khi vết thương chảy dịch bạn có thể lấy đường rắc lên vết thương và sau đó làm sạch trong vòng 15 phút.

Túi trà

 

Túi trà giúp lành vết thương

 

Theo nghiên cứu từ Trung tâm y dược đại học Y cho thấy, túi trà có tác dụng làm se miệng, cầm máu cho vết thương. Cách dùng: khi bị thương bạn có thể lấy túi trà (đã trần qua nước nóng và làm nguội) đắp lên vết thương.

Nha đam

 

 

Nha đam được biết tới tới tác dụng làm dịu vết thương ngoài da do bỏng, không nhưng vậy nha đam còn có tác dụng làm mờ vết thương và mờ sẹo. Khi không may bị bỏng, có thể lấy lá nha đam (lọc lấy phần giữa) đắp lên phần mô bị bỏng, cảm giác đau rát, khó chịu sẽ giảm đi rất nhiều.