Điều trị vết bầm tím và vết thương tại nhà

Gửi lúc 14:06' 26/10/2015

Trong sinh hoạt hàng ngày chúng ta chẳng may bị va đập, hay ngã nên dễ bị các vết thương ngoài da. Da là bộ phận dễ bị tổn thương nhất, như bị bầm tím da, xây xước hoặc chảy máu. Trên bề mặt da của chúng ta có rất nhiều vi khuẩn, sau khi da bị tổn thương nếu không được chăm sóc tốt vi khuẩn trên da sẽ xâm nhập vết thương gây nhiễm trùng. Do vậy, việc chăm sóc những vết thương nhẹ tại nhà là rất cần thiết.

 

Với các vết bầm tím trên da

Đối với các sang chấn nhẹ vết bầm tím thường tan từ từ. Tuy nhiên vết bầm tím da có thể làm khó chịu, mất thẩm mỹ vì thời gian tan vết bầm tím  thường kéo dài.  Lúc đầu, vết bầm màu đỏ hay hồng, rồi đỏ tím sau 1 đến 2 ngày chuyển sang màu xanh tím. Từ 5-10 ngày vết bầm dần dần trở thành xanh lá cây, nhạt dần và chuyển vàng.  Sau 10 - 14 ngày vết bầm sẽ chuyển sang màu vàng nâu rồi mờ dần. Quá trình này kéo dài hơn 2 tuần lễ da mới trở lại màu sắc bình thường. Do đó chúng ta cần biết cách chăm sóc giúp vết bầm tan nhanh hơn.

 

 

Cách xử trí giúp tan nhanh vết bầm tím da

- Trong vòng 48 giờ đầu khi bị vết tím bầm trên da chúng ta nên mỗi 1 - 2 giờ thì chườm lạnh trong khoảng 15 phút để giúp co thắt mạch máu, tác dụng cầm máu tại chỗ và giúp giảm đau, giảm sưng. Thực hiện điều này càng sớm càng tốt.

- Nếu vết bầm tím ở chân có thể khi ngồi hoặc nằm kê chân có vết bầm tím lên cao để giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm sưng. Hạn chế vận động ở chân có những vị trí bị bầm.

- Nếu sau 48 giờ chỗ bầm vẫn còn đau thì áp dụng phương pháp chữa trị bằng nhiệt, chườm ấm bằng khăn ấm, một chai nước nóng hoặc túi nóng nhưng đủ để ấm tránh trường hợp bị bỏng.

Với các vết thương chảy máu trên da

Nếu vết thương bị rách da chảy máu, nhanh chóng cầm máu bằng bông, gạc hoặc vải sạch.

- Vết thương rách da thường dễ bị nhiễm bẩn do bụi đất, cát do vậy chăm sóc đầu tiên là làm sạch vết thương. Trước khi chăm sóc vết thương nên rửa tay sạch bằng xà phòng để tránh lây nhiễm thêm cho vết thương.

 

 

Rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng. Dùng dụng cụ y tế hoặc dùng nhíp rửa sạch gắp các mảnh bẩn ra. Sau đó, lau khô vết thương bằng gạc sạch. Băng vết thương lại bằng băng y tế để cầm máu và chống ô nhiễm thêm vi khuẩn.

Ngoài ra, để đánh tan vết bầm tím và chóng lành vết thương các bạn nên kết hợp sử dụng các loại thuốc được bào chế từ thảo dược thiên nhiên như thuốc Long huyết P/H. Thuốc được bào chế dựa theo phương thuốc bí truyền với thành phần chính là vỏ thân hóa gỗ màu đỏ của cây Huyết giác già cỗi, sống hàng trăm năm trên các núi đá. Thuốc đặc trị nội ngoại thương như: Tiêu sưng, giảm đau, cầm máu, giúp nhanh liền viết thương do dao kiếm, bị đòn, té ngã, các chấn thương do va đập mạnh gây bầm tím, tụ máu, sưng đau, hoạt huyết chỉ thống, tán ứ tiêu sưng, giảm phù nề, chỉ huyết sinh cơ.