Để giảm biến chứng thiểu năng tuần hoàn não
Bệnh thiểu năng tuần hoàn não (hay thiếu máu não) là trạng thái nhất thời, xảy ra đột ngột do các thiếu sót về chức năng thần kinh, thường hồi phục hoàn toàn sau 24 giờ và có xu hướng lặp lại nhiều lần, thường gặp ở những người đứng tuổi, đặc biệt ở người lao động trí óc. Thiểu năng tuần hoàn não có thể diễn tiến lâu ngày và gây biến chứng nặng nề khiến bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu não nên rất nguy hiểm đến tính mạng.
Vì sao bị thiểu năng tuần hoàn não?
Não được nuôi dưỡng bởi hai hệ động mạch chính: hệ động mạch cảnh ở phía trước chi phối toàn bộ phần lớn bán cầu đại não và hệ động mạch đốt sống thân nền ở phía sau. Giữa chúng còn có một hệ thống kết nối, liên kết với nhau trên bề mặt vỏ não và nền sọ để bù trừ khi một nhánh nào đó bị tắc hay đột ngột có vấn đề không bảo đảm đủ máu nuôi não. Có rất nhiều nguyên nhân gây thiếu máu não:
Xơ mỡ động mạch làm hẹp lòng ống để chứa máu và vận chuyển là nguyên nhân chính, chiếm 60 - 80%. Vữa xơ động mạch khu trú tại nơi xuất phát của động mạch não sau hoặc chỗ phân đôi của các động mạch, đoạn cuối động mạch đốt sống. Khi gặp các yếu tố kết hợp khác như huyết áp động mạch thấp sẽ có những biểu hiện của triệu chứng thiểu năng tuần hoàn não.
Một nguyên nhân khác là tình trạng thoái hóa cột sống cổ, tùy mức độ thoái hóa khớp, mấu gai bên đốt sống gây chèn ép động mạch đốt sống. Đặc biệt một số động tác như quay đầu cổ đột ngột, hoặc gập cổ quá mức có thể chèn ép gây cản trở đường đi của động mạch đốt sống đối bên ở đoạn cổ (C1). Các bất thường bản lề đốt sống cổ C1 và lỗ chẩm cũng là những nguyên nhân hiếm gặp của thiểu năng tuần hoàn não. Các dị dạng bẩm sinh hay u, sùi, bóc tách thành mạch làm hẹp lòng mạch; các cục máu đông gây cản trở dòng tuần hoàn máu... cũng có thể gây thiếu máu não.
Các biểu hiện thường thấy
Các triệu chứng của bệnh lúc đầu thường xuất hiện thoáng qua, sau tiến triển, hay tái phát. Các tổn thương có thể lan tỏa rải rác hoặc có khi khu trú. Bệnh nhân thường có những biểu hiện: nhức lan tỏa khắp đầu, có cảm giác căng nặng trong đầu, nhất là mỗi khi phải suy nghĩ nhiều, đây là triệu chứng hay gặp nhất; đau sau gáy, vùng chẩm, đôi khi đau âm ỉ hoặc từng cơn lan lên nửa bên đầu; chóng mặt và rối loạn thăng bằng, cảm giác lảo đảo thoáng qua hoặc xoay tròn. Các cảm giác trên có thể thoáng qua hoặc tăng lên khi thay đổi tư thế kéo dài nhiều giờ đến vài ngày, có thể tự hết hoặc dùng thuốc chữa triệu chứng đỡ; rối loạn vận nhãn, nhìn đôi, nhìn sang hai bên mờ hoặc có ám điểm kéo dài trong vài giây, vài phút. Các triệu chứng này xảy ra đột ngột khi từ nằm chuyển sang ngồi hoặc đứng. Có thể gặp ảo thị; các rối loạn vận động, cảm giác hai chân như bị lấy đi đột ngột, không chóng mặt, không rối loạn ý thức, xảy ra khi ngửa đầu hoặc quay đầu đột ngột, gây thiếu máu thoáng qua ở cột tháp vùng hành não. Trong người luôn cảm thấy bồn chồn, không hoàn toàn làm chủ được mình, dần dần trở thành người trái tính, trái nết. Ngoài ra, còn hay mủi lòng, dễ tủi thân và đặc biệt là rất đãng trí.
Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng khác như ù tai, giảm thính lực một bên hoặc hai bên thoáng qua. Rung giật nhãn cầu, hội chứng tiền đình, chóng mặt buồn nôn và nôn...
Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên đến bệnh viện khám sớm để được làm các xét nghiệm cần thiết giúp chẩn đoán căn nguyên để điều trị có hiệu quả, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như nhũn não, đột quỵ...
Phòng và chữa bệnh thế nào?
Bản chất các tổn thương ở não trong thiểu năng tuần hoàn là do thiếu ôxy và glucose làm tế bào thần kinh bị đói năng lượng - gây rối loạn vận chuyển các ion làm tổn thương tế bào thần kinh. Việc điều trị chủ yếu làm sao cho mạch máu không còn bị hẹp và không gây ra các cục đông vón trong lòng mạch làm cản trở dòng chảy của máu như dùng thuốc: aspirin, ticlcodipin, dipiridamol, các thuốc chống đông máu...
Điều quan trọng là tìm được các nguyên nhân gây thiểu năng tuần hoàn não để điều trị tận gốc. Nếu phát hiện thấy các dị dạng mạch máu não cần phẫu thuật hay tìm các biện pháp giải quyết triệt để tránh xảy ra tai biến. Sử dụng các chất bổ giúp phục hồi hoạt động của các tế bào thần kinh: cerebrolysin, gliatilin, vitamin nhóm B... Nếu huyết áp thường xuyên thấp, nên dùng các thuốc nâng huyết áp hoặc uống trà gừng, trà sâm hằng ngày vào buổi sáng.
Hiện nay, một số thuốc nguồn gốc Đông y cũng được sử dụng có hiệu quả như thuốc Hoạt huyết thông mạch P/H của công ty Đông dược Phúc Hưng với thành phần hoàn toàn từ thảo dược như Đương quy, Ngưu tất, Xuyên khung… được bào chế dựa theo bài thuốc cổ phương nổi tiếng “Tứ Vật Gia Giảm” được đúc kết nhiều năm kinh nghiệm có hiệu quả điều trị cao, cho hai tác dụng hoạt huyết mạnh, chống ngưng tập tiểu cầu và các mảng xơ vữa trong lòng mạch, một nguyên nhân dễ dẫn đến tắc nghẽn và cản trở máu lưu thông, đồng thời các vị thuốc trên tăng cường và thúc đẩy máu lưu thông mạnh mẽ tới các bộ phận và tăng tuần hoàn cho Não, cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất cần thiết giải quyết nhanh các triệu chứng của thiểu năng tuần hoàn não: Làm hết đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng, mất ngủ; giảm stress, tăng cường trí nhớ, tập trung làm việc. Đặc biệt, thuốc còn có tác dụng bổ huyết, dưỡng huyết, tăng sinh hồng cầu và nâng cao sức khỏe giải quyết tận gốc và triệt để tình trạng thiếu máu, máu xấu gây bệnh thiểu năng tuần hoàn não, từ đó tránh tái phát.
Ngoài ra, tập luyện thể lực thường xuyên, yoga, dưỡng sinh cũng giúp tăng cường khả năng điều hòa và góp phần giảm bớt sự hẹp lòng mạch và vì thế giảm được nguy cơ của chứng thiểu năng tuần hoàn não.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165136 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66993 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46424 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36529 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30870 lượt xem )