Chứng động kinh là gì?
Cơn động kinh là hậu quả những đợt phóng điện, bất thình lình, thường ngắn trong một nhóm tế bào não và nhiều bộ phận khác nhau trong não đều có thể là chỗ phóng điện đó. Vì vậy các biểu hiện lâm sàng động kinh khác nhau tùy thuộc vị trí não đầu tiên có rối loạn đó và lan xa tới đâu. Có thể xảy ra các triệu chứng tạm thời như mất ý thức hay tri giác, rối loạn vận động, cảm giác (nhìn, nghe và nếm).
Xếp loại các cơn động kinh
Các cơn động kinh có thể thay đổi từ những đợt mất chú ý rất ngắn hoặc giật cơ cho tới những cơn co giật nặng và kéo dài. Tần suất có thể thay đối từ một lần mỗi nǎm cho đến vài lần mỗi ngày. Người ta xếp loại các cơn kinh giật tùy theo vị trí não bị ảnh hưởng:
- Động kinh cục bộ hay khu trú: các cơn động kinh này sinh ra do một sự phóng điện ở ít nhất một vùng khu trú trong não, bất kể cơn kinh giật có lan tỏa thứ phát toàn thân không. Chúng có thể gây tổn hại ý thức hoặc không. Động kinh cục bộ hoặc khu trú, đều bắt đầu từ một miền định vị trong não, sau đó có thể lan ra khắp não gây động kinh toàn thể.
- Động kinh toàn thể: sự phóng điện dẫn tới các cơn động kinh này bao quát toàn bộ não và có thể gây ra mất ý thức và/hoặc co rút hay cứng cơ. Các cơn này bao gồm những hiện tượng thường gọi là "động kinh cơn lớn" (grand mal) cũng như mất ý thức ngắn gọi là "động kinh cơn nhỏ" (petit mal).
- Trạng thái động kinh: Đó là trạng thái một người thường xuyên động kinh không hồi phục tri giác giữa mỗi đợt bệnh. Đây là một tình trạng nguy hiểm, nếu không điều trị có thể dẫn tới tổn thương não hay tử vong.
Chưa rõ các cơn động kinh vì sao xảy ra ở một lứa tuổi hoặc thời gian nào đó mà không phải ở lứa tuổi hay thời gian khác. Tuy nhiên, người ta đã biết những yếu tố gây ra cho một số bệnh nhân như ánh sáng chớp loé (sàn nhảy, tivi, trò chơi điện tử...), thở dốc, uống quá nhiều, mất ngủ và/hoặc các stress vật lý hay xúc cảm có thể kích thích cơn động kinh. Mặc dầu đó không phải là nguyên nhân nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến thời gian và tần suất các cơn động kinh.
Bệnh nhân động kinh có nguy cơ tử vong cao do:
- Một bệnh sẵn có ở não như khối u hay nhiễm khuẩn;
- Động kinh trong tình huống nguy hiểm dẫn tới chết đuối, bỏng hay chấn thương đầu;
- Tình trạng động kinh;
- Nguyên nhân đột ngột không giải thích được, hoặc có thể ngừng hô hấp hay ngừng tim-thở trong cơn động kinh;
- Tự tử.
Nguyên nhân gây bệnh
Động kinh thường (chứ không phải luôn luôn) là hậu quả một bệnh sẵn ở não. Bất kỳ một bệnh nào ở não cũng có thể gây ra co giật, nhưng không phải ai bị bệnh đó đều sẽ động kinh.
Có nhiều người bị động kinh không rõ nguyên nhân mà thường được cho là kết quả mất cân bằng một số hóa chất trong não (nhất là các chất dẫn truyền thần kinh) làm hạ thấp ngưỡng co giật của họ.
Trẻ em và thiếu niên dễ bị động kinh hơn do nguyên nhân chưa biết hoặc nguyên nhân di truyền. Người bệnh càng lớn tuổi thì càng có thể do nguyên nhân bệnh não sẵn có như khối u hoặc bệnh động mạch não, hoặc do chấn thương đầu.
Với mọi lứa tuổi, chấn thương và nhiễm trùng não đều có thể gây động kinh và điều này có thể làm tỷ suất mắc động kinh ở các nước đang phát triển cao hơn. Một số lý do thường gặp ở Mỹ Latin là kén ấu trùng sán lợn trong não, trong khi ở Châu Phi thì thường do sốt rét và viêm não, ở ấn Độ thì ấu trùng sán và bệnh lao thường dẫn tới động kinh. Trẻ nhỏ bất kỳ bị sốt do nguyên nhân nào cũng có thể gây co giật. Khoảng 3% trẻ em co giật vì sốt thì sau này phát động kinh.
Điều trị và tiên lượng
Nguyên tắc điều trị
- Chỉ điều trị khi được chẩn đoán chính xác là bệnh động kinh.
- Bắt đầu điều trị bằng một loại kháng động kinh.
- Tránh sử dụng liều cao ngay tứ khắc, liều điều trị dựa theo cân nặng.
- Kết hợp thuốc khi một loại kháng động kinh không hiệu quả.
- Điều trị liên tục. Khi uống thuốc mà không có cơn, cần phải tiếp tục uống trong vòng 2 năm.
Điều trị ngoại trú
- Chú ý các biểu hiện tác dụng phụ của thuốc, ngủ nhiều, ỉa chảy, dị ứng, nổi mẩn trên da, nôn, buồn nôn.
- Giảm liều thuốc khi đã điều trị được một năm, kể từ ngày không có cơn giật nào và đánh giá kết hợp với điện não đồ. Giảm từ từ thấp dần cứ 3 tháng một lần, từ 1/4 liều ban đầu.
Các công trình nghiên cứu mới đây ở cả các nước phát triển và đang phát triển đều cho thấy có tới 70% trẻ em và người lớn mới chẩn đoán động kinh có thể được điều trị có kết quả bằng các thuốc chống động kinh. 2-5 nǎm sau khi điều trị có kết quả thì có thể ngừng thuốc cho 70% trẻ em và 60% người lớn mà không tái phát.
Tuy nhiên có tới 30% người không đáp ứng liệu pháp thuốc. Một yếu tố dẫn tới tiên lượng xấu là có sẵn một bệnh não. Động kinh cục bộ, nhất là nếu có một bệnh não thì khó kiểm soát hơn là động kinh toàn thể.
Dùng sớm các thuốc chống động kinh sẽ kiểm soát được tới 70% người lớn và trẻ em mới được chẩn đoán. Vấn đề là chọn thuốc thích hợp nhất cho các hội chứng động kinh đặc hiệu. Vì thế bạn không nên tự ý mua thuốc về uống mà nên tớimotj cơ sở chuyên khoa thần kinh để đượckhám và điều trị cho tốt nhé!
St
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165143 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67001 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46448 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36532 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30879 lượt xem )