CÁCH XỬ LÝ VẾT BẦM TÍM TRÊN CƠ THỂ
Sưng bầm là cách gọi dân gian để chỉ những chấn thương phần mềm tương đối nhẹ, không gây tổn thương da nhiều; gân, cơ, xương cũng chưa bị ảnh hưởng đáng kể.
Tuy nhiên vẫn có hiện tượng tổn thương phần mềm, mao mạch, gây viêm, sưng, đau, chảy máu trong mô mềm, gây ra tình trạng bầm tím.
Đối với các sang chấn nhẹ vết bầm tím thường tan từ từ. Tuy nhiên vết bầm tím da có thể làm khó chịu, mất thẩm mỹ vì thời gian tan vết bầm tím thường kéo dài. Lúc đầu, vết bầm màu đỏ hay hồng, rồi đỏ tím sau 1 - 2 ngày chuyển sang màu xanh tím. Từ 5 - 10 ngày vết bầm dần dần trở thành xanh lá cây, nhạt dần và chuyển vàng. Sau 10 - 14 ngày vết bầm sẽ chuyển sang màu vàng nâu rồi mờ dần. Quá trình này kéo dài hơn 2 tuần lễ da mới trở lại màu sắc bình thường.
Dưới đây là những mẹo vặt đánh bay những vết bầm tím chỉ trong thời gian ngắn và đơn giản bạn có thể tham khảo.
Chườm đá
Chườm đá là phương pháp trị vết bầm tím khá hiệu quả, được biết từ rất lâu, nhất là những người hay chơi thể thao luôn sử dụng chườm lạnh để làm giảm vết bầm tím và đau nhức nhanh chóng.
Chườm đá vào vết bầm tím.
Chườm đá giúp các mạch máu, mô bị dập do chấn thương co rút lại và từ đó giảm tình trạng xuất huyết dưới da và làm bớt sưng. Việc chườm đá có thể áp dụng với những chấn thương khác như bong gân, căng cơ, côn trùng cắn và kể cả đau ở các khớp viêm do bệnh gút.
Khi chườm đá, không chườm trực tiếp lên da mà hãy cho đá viên vào một cái khăn bọc lại và chườm trực tiếp lên vết bầm tím, day đi day lại vết bầm tím đó trong khoảng 15-20 phút là được, vết bầm tím sẽ bớt bị sưng tụ máu và giảm đau hiệu quả. Lưu ý cách này chỉ sử dụng với những người trẻ, khỏe mạnh, không bị hạ thân nhiệt.
Chườm ấm
Phương pháp chườm ấm được sử dụng khi bạn chườm đá sau 48 giờ mà vết bầm tím vẫn còn. Hoặc được sử dụng trong trường hợp va đập mạnh, máu tụ nhiều.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy một chiếc khăn ấm, một chai nước nóng hoặc túi nóng chườm lên vết bầm tím, xoa bóp nhẹ nhàng để làm máu được lưu thông tan vết máu bầm tụ. Lưu ý tránh nước quá nóng để tránh trường hợp bị bỏng.
Chườm ấm được thực hiện khi phương pháp chườm đá không có công hiệu.
Thực hiện biện pháp này với trẻ em và người già, vì nhóm người này dễ bị hạ thân nhiệt nếu như chúng ta chườm lạnh và gây nguy hiểm cho sức khỏe người được điều trị.
Hành tươi
Trong trường hợp vết bầm tím xuất hiện ít và nhẹ, bạn có thể sử dụng một loại gia vị ngay trong nhà để trị, đó là hành tươi. Hãy dùng củ hành giã nát đắp lên vùng da bị thâm tím sẽ làm tan những vết máu bầm rất hiệu quả. Nhưng cách này không dùng với những vết bầm có xuất hiện vết thương hở.
Nha đam và ngò tây
Nha đam không những có tác dụng làm đẹp mà
còn có thể làm giảm vết bầm tím. Ảnh minh họa.
Không chỉ là một trong những thực phẩm làm đẹp rất hiệu quả, nha đam còn có công dụng trị những vết bầm tím rất hiệu quả. Khi kết hợp với và ngò tây có tác dụng kháng sinh tốt, mau liền vết thương, giàu vitamin, điều này giúp cho những vết bầm tím mau chóng được cải thiện, giảm bớt sưng viêm.
Bạn hãy xay nhuyễn nha đam và ngò tây rồi trộn hỗn hợp này thoa lên vùng bầm tím mỗi ngày 3 lần để giảm đau và nhanh tan máu bầm.
Lưu ý:
Khi vết bầm tím kèm theo các dấu hiệu sốt; vết bầm tím vùng gần mắt; vết bầm sưng lên, chuyển sang màu đỏ và rất đau; trẻ không cử động được; vết bầm không biến mất sau 2 tuần; những vết bầm bất ngờ, không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện nhiều lần, thường xuyên… thì người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị, cấp cứu, tránh nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.
Cần tránh bóp nắn, xoa dầu và đặc biệt là không nên dùng thuốc tan máu bầm hoặc bôi mật gấu quá sớm (trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị va chạm) vì có thể gây chảy máu nhiều thêm, sẽ làm tăng hiện tượng sưng, bầm.
Trong trường hợp vết bầm tím có kèm theo các dấu hiệu sau đây cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu: Khi vết bầm tím kèm theo sốt; vết bầm tím vùng gần mắt; vết bầm sưng lên, chuyển sang màu đỏ và rất đau; trẻ không cử động được; vết bầm không biến mất sau 2 tuần; những vết bầm bất ngờ, không rõ nguyên nhân hoặc xuất hiện nhiều lần, thường xuyên không giải thích được.
Dân gian thường xoa dầu nóng khi bị sưng bầm nhưng thực tế, việc xoa bóp với dầu nóng càng làm tổn thương thêm các mao mạch, chảy máu trong nhiều hơn. Cần tránh bóp nắn, xoa dầu và đặc biệt là không nên dùng thuốc tan máu bầm hoặc bôi mật gấu quá sớm (trong 24 giờ đầu tiên sau khi bị va chạm) vì có thể gây chảy máu nhiều thêm, sẽ làm tăng hiện tượng sưng, bầm.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165132 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66992 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46413 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36529 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30855 lượt xem )