Tràn khí màng phổi
Gửi lúc 15:48' 22/04/2013
Tràn khí màng phổi thường khởi phát đột ngột, bệnh nhân bị đau lồng ngực cùng bên, khó thở nặng, các triệu chứng kéo dài trong nhiều ngày. Bệnh biểu hiện từ nhẹ đến nặng, thường gặp một bên phổi bị ép, giảm rung thanh khi sờ, gõ vang, tiếng thở giảm, trung thất bị đẩy sang một bên, da tím tái.
Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi phân loại là tự phát (tiên phát) hay thứ phát, hoặc do chấn thương. Tràn khí màng phổi tự phát xảy ra khi không có bệnh là nguyên nhân gây tràn khí; còn tràn khí màng phổi thứ phát là một biến chứng của bệnh phổi có trước. Tràn khí màng phổi do chấn thương. Tràn khí màng phổi còn xảy ra sau các thủ thuật như chọc lồng ngực, sinh thiết màng phổi, chọc dưới đòn, sinh thiết phổi qua da, soi phế quản có sinh thiết xuyên phế quản và thở máy áp lực dương. Trường hợp tràn khí màng phổi căng, áp lực khí trong khoang màng phổi cao hơn áp lực ở xung quanh suốt chu kỳ hô hấp, đây là loại tràn khí có van khí vào khoang màng phổi trong thì hít vào nhưng thì thở ra khí không thoát ra được.
Tràn khí màng phổi tự phát chủ yếu xảy ra ở người cao, mảnh khảnh, 20 - 40 tuổi. Bệnh xảy ra do vỡ các bóng khí dưới màng phổi ở đỉnh phổi, do có áp lực âm tính cao trong khoang màng phổi. Tràn khí màng phổi thứ phát xảy ra như một biến chứng của: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen, xơ nang, lao và các bệnh phổi thâm nhiễm, viêm phổi. Ở phụ nữ còn gặp tràn khí màng phổi đi kèm với kinh nguyệt (tràn khí màng phổi theo chu kỳ kinh nguyệt) nhưng chưa rõ bệnh sinh.
Biểu hiện tràn khí màng phổi
Một bệnh nhân bị tràn khí màng phổi sẽ thấy các triệu chứng như sau: đau ngực bên có tràn khí và khó thở, các triệu chứng thường bắt đầu lúc nghỉ hoặc khi ngủ. Các trường hợp nhẹ, bệnh nhân thường trì hoãn nhiều ngày không đi khám. Trái lại tràn khí màng phổi có thể rất nặng gây suy hô hấp, đe dọa tính mạng nếu bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen. Ở bệnh nhân tràn khí màng phổi nhỏ khám chỉ thấy biểu hiện của nhịp tim nhanh. Còn những bệnh nhân tràn khí lớn, tiếng thở giảm, sờ rung thanh giảm, gõ vang. Trường hợp có các dấu hiệu: nhịp tim rất nhanh, tụt huyết áp, khí quản hoặc trung thất bị đẩy phải nghĩ đến tràn khí màng phổi căng.
Triệu chứng xét nghiệm: trên điện tâm đồ, tràn khí tiên phát bên trái có thể làm thay đổi sóng QRS và sóng T trước tim dễ nhầm với nhồi máu cơ tim cấp. Chụp Xquang có hình viền của màng phổi tạng trên phim giúp chẩn đoán tràn khí màng phổi. Một số bệnh nhân có tràn dịch thứ phát trên phim Xquang có mức khí nước. Chụp ở tư thế bệnh nhân nằm ngửa thấy tràn khí màng phổi rãnh sườn hoành sáng một cách bất thường (dấu hiệu "rãnh sâu"). Nếu bệnh nhân bị tràn khí màng phổi căng thì trên phim thấy nhiều khí bên nửa lồng ngực bị tổn thương và các tạng trong trung thất bị đẩy về phía đối diện. Tràn khí màng phổi căng thường xảy ra trong các trường hợp chấn thương đâm xuyên, nhiễm khuẩn phổi, hồi sức tim phổi hoặc thở máy áp lực dương.
Tràn khí màng phổi khu trú nhiều khi khó phân biệt với bóng khí của giãn phế nang. Một số ca tràn khí có biểu hiện như nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi hay viêm phổi nên cần phải chú ý phân biệt.
Các biến chứng
Biến chứng do tràn khí màng phổi có thể gặp là: suy hô hấp nhưng ít khi bị ngừng tim, ngừng thở hoặc tử vong. Tràn khí màng phổi tự phát thường gây biến chứng tràn khí trung thất và tràn khí dưới da. Khi phát hiện có tràn khí trung thất, cần xem xét có vỡ thực quản hay phế quản không để kịp thời xử trí.
Điều trị và tiên lượng bệnh
Điều trị căn cứ mức độ tràn khí và căn bệnh gây nên tràn khí. Những trường hợp tràn khí màng phổi nhỏ, dưới 15% bệnh nhân cần được nằm viện và nghỉ ngơi trên giường, điều trị triệu chứng: ho, đau ngực và theo dõi bằng chụp phim Xquang lồng ngực 12 - 24 giờ một lần. Hầu hết bệnh nhân chỉ cần theo dõi trong 2 ngày ở bệnh viện là đủ. Nhiều ca tràn khí màng phổi nhỏ, khí tự tiêu đi một cách tự nhiên do khí được hấp thu trong khoang màng phổi. Nhưng vẫn cần lưu ý rằng tràn khí có thể tiến triển thành tràn khí màng phổi căng. Những trường hợp tiến triển thành tràn khí màng phổi căng khi bệnh nhân có triệu chứng nặng hoặc có tràn khí màng phổi lớn hơn 15% cần đặt ống dẫn lưu lồng ngực (ống mở lồng ngực). Ống lồng ngực phải đặt dưới mực nước dẫn lưu, sâu trong lọ và hút cho tới khi phổi nở. Nếu dẫn lưu khí quá nhanh có thể gây phù phổi phía phổi bị tổn thương. Bệnh nhân nghi có tràn khí màng phổi căng phải chọc ngay bằng kim to sau đó đặt ống mở lồng ngực. Bệnh nhân tràn khí màng phổi dễ có nguy cơ tái phát (50%), vì vậy để phòng ngừa, người bệnh nên tránh ở độ cao, đi máy bay va lặn sâu với bình khí ép.
Nguyên nhân gây tràn khí màng phổi
Tràn khí màng phổi phân loại là tự phát (tiên phát) hay thứ phát, hoặc do chấn thương. Tràn khí màng phổi tự phát xảy ra khi không có bệnh là nguyên nhân gây tràn khí; còn tràn khí màng phổi thứ phát là một biến chứng của bệnh phổi có trước. Tràn khí màng phổi do chấn thương. Tràn khí màng phổi còn xảy ra sau các thủ thuật như chọc lồng ngực, sinh thiết màng phổi, chọc dưới đòn, sinh thiết phổi qua da, soi phế quản có sinh thiết xuyên phế quản và thở máy áp lực dương. Trường hợp tràn khí màng phổi căng, áp lực khí trong khoang màng phổi cao hơn áp lực ở xung quanh suốt chu kỳ hô hấp, đây là loại tràn khí có van khí vào khoang màng phổi trong thì hít vào nhưng thì thở ra khí không thoát ra được.
Tràn khí màng phổi tự phát chủ yếu xảy ra ở người cao, mảnh khảnh, 20 - 40 tuổi. Bệnh xảy ra do vỡ các bóng khí dưới màng phổi ở đỉnh phổi, do có áp lực âm tính cao trong khoang màng phổi. Tràn khí màng phổi thứ phát xảy ra như một biến chứng của: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), hen, xơ nang, lao và các bệnh phổi thâm nhiễm, viêm phổi. Ở phụ nữ còn gặp tràn khí màng phổi đi kèm với kinh nguyệt (tràn khí màng phổi theo chu kỳ kinh nguyệt) nhưng chưa rõ bệnh sinh.
Biểu hiện tràn khí màng phổi
Một bệnh nhân bị tràn khí màng phổi sẽ thấy các triệu chứng như sau: đau ngực bên có tràn khí và khó thở, các triệu chứng thường bắt đầu lúc nghỉ hoặc khi ngủ. Các trường hợp nhẹ, bệnh nhân thường trì hoãn nhiều ngày không đi khám. Trái lại tràn khí màng phổi có thể rất nặng gây suy hô hấp, đe dọa tính mạng nếu bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc hen. Ở bệnh nhân tràn khí màng phổi nhỏ khám chỉ thấy biểu hiện của nhịp tim nhanh. Còn những bệnh nhân tràn khí lớn, tiếng thở giảm, sờ rung thanh giảm, gõ vang. Trường hợp có các dấu hiệu: nhịp tim rất nhanh, tụt huyết áp, khí quản hoặc trung thất bị đẩy phải nghĩ đến tràn khí màng phổi căng.
Triệu chứng xét nghiệm: trên điện tâm đồ, tràn khí tiên phát bên trái có thể làm thay đổi sóng QRS và sóng T trước tim dễ nhầm với nhồi máu cơ tim cấp. Chụp Xquang có hình viền của màng phổi tạng trên phim giúp chẩn đoán tràn khí màng phổi. Một số bệnh nhân có tràn dịch thứ phát trên phim Xquang có mức khí nước. Chụp ở tư thế bệnh nhân nằm ngửa thấy tràn khí màng phổi rãnh sườn hoành sáng một cách bất thường (dấu hiệu "rãnh sâu"). Nếu bệnh nhân bị tràn khí màng phổi căng thì trên phim thấy nhiều khí bên nửa lồng ngực bị tổn thương và các tạng trong trung thất bị đẩy về phía đối diện. Tràn khí màng phổi căng thường xảy ra trong các trường hợp chấn thương đâm xuyên, nhiễm khuẩn phổi, hồi sức tim phổi hoặc thở máy áp lực dương.
Tràn khí màng phổi khu trú nhiều khi khó phân biệt với bóng khí của giãn phế nang. Một số ca tràn khí có biểu hiện như nhồi máu cơ tim, nghẽn mạch phổi hay viêm phổi nên cần phải chú ý phân biệt.
Các biến chứng
Biến chứng do tràn khí màng phổi có thể gặp là: suy hô hấp nhưng ít khi bị ngừng tim, ngừng thở hoặc tử vong. Tràn khí màng phổi tự phát thường gây biến chứng tràn khí trung thất và tràn khí dưới da. Khi phát hiện có tràn khí trung thất, cần xem xét có vỡ thực quản hay phế quản không để kịp thời xử trí.
Điều trị và tiên lượng bệnh
Điều trị căn cứ mức độ tràn khí và căn bệnh gây nên tràn khí. Những trường hợp tràn khí màng phổi nhỏ, dưới 15% bệnh nhân cần được nằm viện và nghỉ ngơi trên giường, điều trị triệu chứng: ho, đau ngực và theo dõi bằng chụp phim Xquang lồng ngực 12 - 24 giờ một lần. Hầu hết bệnh nhân chỉ cần theo dõi trong 2 ngày ở bệnh viện là đủ. Nhiều ca tràn khí màng phổi nhỏ, khí tự tiêu đi một cách tự nhiên do khí được hấp thu trong khoang màng phổi. Nhưng vẫn cần lưu ý rằng tràn khí có thể tiến triển thành tràn khí màng phổi căng. Những trường hợp tiến triển thành tràn khí màng phổi căng khi bệnh nhân có triệu chứng nặng hoặc có tràn khí màng phổi lớn hơn 15% cần đặt ống dẫn lưu lồng ngực (ống mở lồng ngực). Ống lồng ngực phải đặt dưới mực nước dẫn lưu, sâu trong lọ và hút cho tới khi phổi nở. Nếu dẫn lưu khí quá nhanh có thể gây phù phổi phía phổi bị tổn thương. Bệnh nhân nghi có tràn khí màng phổi căng phải chọc ngay bằng kim to sau đó đặt ống mở lồng ngực. Bệnh nhân tràn khí màng phổi dễ có nguy cơ tái phát (50%), vì vậy để phòng ngừa, người bệnh nên tránh ở độ cao, đi máy bay va lặn sâu với bình khí ép.
ThS. Phạm Thanh Tùng
Theo Sức khỏe Đời sống
Theo Sức khỏe Đời sống
Các tin liên quan
Xem nhiều nhất
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165218 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67059 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46662 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36580 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 31087 lượt xem )
Tin tiêu điểm