Kiểm soát bệnh hen
Bệnh Hen có đặc trưng là xuất hiện các cơn hen cấp tính gây khó thở, khò khè, ho, tức ngực, xuất hiện đờm. Cơn hen này thường xuất hiện khi có các yếu tố gây kích thích lên cơn hen.
Để kiểm soát tốt bệnh hen phế quản người bệnh cần:
- Tránh và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây kích phát cơn hen.
- Dùng thuốc điều trị Hen
I. Người bệnh cần tránh và hạn chế tiếp xúc với các yếu tố gây kích phát cơn hen.
Bao gồm 1 số yếu tố sau:
* Mạt nhà: Trong nhà, nhất là trong phòng, đặc biệt là trong giường vì chúng ăn những mảnh da bong.
* Phòng chống bằng cách: không dùng thảm, loại bỏ những chổ ứ bụi, lau chùi bằng khăn ướt, không dùng chổi vì chổi làm tung bụi mà nên dùng máy hút bụi. Việc hút bụi nên để người không bị hen làm. Sắp xếp đồ đạc gọn gàng, phòng ngủ, phòng tắm, kể cả nhà bếp đều phải thông gió tốt. Điều chỉnh nhiệt độ và độ ẩm: Giảm độ ẩm dưới 50%. Giặt áo gối và ra ở 60 độ C mỗi tuần một lần, mền và gối tổng hợp mỗi 3 tháng. Không dùng vải nhung trên giường, giặt máy ở nhiệt độ cao. Cần lau nhà và bếp kỹ lưỡng.
* Phòng chống gián: Nhiều người bị hen suyễn có dị ứng với phân khô và những chất thải và mảnh vụn của gián. Lau sạch sàn nhà và các vật dụng. Luôn đậy thức ăn kỹ lưỡng và không để thức ăn trong phòng ngủ. Diệt gián bằng bả hay bẫy, có thể dùng hóa chất dạng gel. Nếu dùng bình xịt để diệt gián, hãy đi ra khỏi nhà cho đến khi không còn mùi
* Tránh động vật: Một số người bị dị ứng với các vảy da hay nước bọt đã khô của các con thú có lông mao hay lông vũ. Luôn cho thú ở ngoài, không bao giờ cho vào nhà.
* Cây trồng trong nhà, phấn hoa ngoài trời
- Tránh trồng cây trong nhà nếu cây đó gây dị ứng hay hen suyễn cho bạn được chứng minh bằng các thử nghiệm da.
- Trong mùa hoa làm bạn bị dị ứng, nên đóng kín cửa sổ, nhất là vào buổi trưa.
* Ẩm mốc trong nhà: Lau rữa bằng nước javel những nơi bị nhiễm. Vệ sinh máy điều hòa định kỳ, kiểm tra và vệ sinh kỹ nệm giường. Thay hoặc giặt các thảm chùi chân bị mốc. Giảm độ ẩm của phòng dưới 50%.
* Hút thuốc lá: Cấm hút thuốc trong nhà hay xung quanh bạn, đặc biệt trong những khoảng không gian kín như phòng ngủ hoặc trong xe hơi. Tránh những nơi có nhiều khói.
* Dị ứng thức ăn: Một số loại thức ăn có thể gây kích hoạt cơn hen suyễn như: bò, gà, trứng gia cầm, tôm, cua, cá biển, …Và sulfite trong thức ăn như đồ khô, cà chua chế biến hoặc các thức ăn đóng hộp khác.
* Một số thuốc: Như aspirin, các thuốc giảm đau không steroid (như ibuprofen, naproxen) và thậm chí cả thuốc nhỏ mắt có thể gây khởi phát cơn hen, vì vậy cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
* Bệnh viêm nhiễm đường hô hấp: Phòng tránh và điều trị triệt để tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp để tránh khởi phát cơn hen
II. Chế độ ăn uống của bệnh nhân Hen
Không nên dùng: Các loại uống giải khát và thực phẩm đóng hộp, thức uống lên men, rau cải ngâm dấm hoặc làm dưa chua, các loại trái cây khô đóng gói, chế biến sẵn hay một số đồ ăn biển (tôm, cua, ghẹ, mắm nêm).
Nên dùng: Thức ăn có chứa vitamin C, magnesium và những acid béo Omega 3. Một số nghiên cứu thấy ở những người bệnh hen, lượng vitamin C trong cơ thể thường ít hơn 50% so với những người bình thường. Vitamin C tự nhiên có nhiều trong các loại rau quả như cà chua, cà rốt và rau xanh như rau dền, rau diếp … Rau quả xanh cũng có nhiều magnesium. Magnesium có tính năng cải thiện hoạt động của phổi qua tác dụng làm giãn các lớp cơ bao quanh khí quản. Thực phẩm có chứa những acid béo Omega 3 như các loại cá, các loại quả hạch, mè, hạt hướng dương, dầu cá thu, dầu lanh… Ngoài việc tăng cường sức miển dịch và một số lợi ích khác, những loại acid béo Omega 3 là một yếu tố chống viêm tự nhiên rất hữu ích cho những người có cơ địa dị ứng để ngăn chặn cơn hen và cải thiện chức năng hô hấp
III. Dùng thuốc điều trị Hen
* Điều trị cắt cơn Hen cấp tính: Thông thường sử dụng thuốc giãn phế quản như Salbutamol, terbutalin, corticoid đường toàn thân.
* Điều trị dự phòng: Dùng thuốc giãn phế quản tác dụng kéo dài salmeterol, formoterol và corticoid dạng khí dung Fluticasone. Loại thuốc dự phòng này phải dùng hàng ngày, kể cả khi không có cơn Hen.
Corticoid dùng dài ngày thường gây ra nhiều tác dụng phụ cho bệnh nhân như: Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, loãng xương, gẫy xương, đối với dạng corticoid hít đường miệng gây nhiễm nấm Candida miệng. Ngoài ra dùng thuốc giãn phế quản dài ngày cũng gây ra các tác dụng phụ khác cho cơ thể.
* Thuốc đông y điều trị Hen phế quản
- Đông y điều trị Hen bằng cách hướng vào căn nguyên gây bệnh, trị bệnh tận gốc: Dùng các vị thuốc tác động vào các tạng của cơ thể, giúp phục hồi chức năng của các tạng, cân bằng giữa các tạng của cơ thể để triệt tiêu căn nguyên gây bệnh.
- Tiến triển trong quá trình điều trị theo đông y: làm bệnh Hen nhẹ đi, thưa dần và tiến đến không tái phát cơn Hen. Do đó điều trị Hen theo đông y là điều trị căn nguyên, bản chất của bệnh và điều trị lâu dài theo đợt điều trị.
- Thuốc đông dược nói chung có ưu điểm là tính an toàn cao, rất ít gây tác dụng phụ cho người sử dụng
Trên thị trường có sản phẩm Thuốc Hen P/H thuộc nhóm này.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165136 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66993 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46425 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36529 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30871 lượt xem )