Đề phòng bệnh viêm tai giữa cho bé
Gửi lúc 14:45' 18/04/2013
Viêm tai giữa mủ điển hình thường xuất hiện ở trẻ lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo vì ở tuổi này tần suất viêm V.A cao. Số lượng trẻ bị mủ trong tai giữa ngày càng tăng. Tại sao mủ lại xuất hiện trong tai giữa? Làm thế nào để điều trị dứt điểm bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ? Những câu hỏi đó được rất nhiều ông bà, bố mẹ quan tâm.
Nếu trẻ ho, chảy nước mũi và đột nhiên bị sốt khoảng 3-5 ngày sau đó thì bố mẹ cũng nên kiểm tra tai của bé bởi nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tai. Trẻ có thể sẽ tỏ ra quấy khóc hơn bình thường, khó khăn khi ăn và nuốt như là trẻ đang bị đau đớn.
Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa?
Vấn đề bắt đầu ở ống Eustachian, nơi kết nối tai giữa với đường mũi, cổ họng và chuyển vi khuẩn từ đó đến tai giữa, bất cứ khi nào trẻ ngáp hay nuốt. Ống Eustachian hoạt động bình thường sẽ giúp các chất lỏng thoát trở ra. Nhưng nếu ống bị sưng do dị ứng, cảm lạnh, hoặc nhiễm trùng xoang, chất lỏng có thể bị kẹt trong tai giữa.
Khi đó, bất kỳ vi khuẩn hay virus sống trong môi trường tai có chất lỏng ẩm ướt sẽ phát triển mạnh, gây mủ, tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng và viêm thành viêm tai giữa cấp tính. Sốt xuất hiện như một phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Một lý do nữa khiến trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai là ống Eustachian ngắn và nằm ngang. Khi con bạn lớn lên, các ống sẽ dài ra, thẳng hơn nên sẽ giảm khả năng nhiễm trùng tai.
Điều gì sẽ làm tăng khả năng trẻ bị nhiễm trùng tai?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, bao gồm:
- Trẻ bú nằm dễ gây sặc, sữa chảy vào tai
- Trẻ uống sữa công thức sữa thay vì sữa mẹ nên cơ thể khó chống chọi lại với các vi khuẩn gây hại.
- Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
- Trẻ bị ho và cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng tai hơn
Viêm tai có nghiêm trọng không?
Viêm tai gây đau đớn và ảnh hưởng đến ăn, ngủ, sinh hoạt hàng ngày của bé.
Nhiễm trùng tai nặng hoặc không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ của trẻ gây ra sẹo hoặc mất thính lực. Bởi vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bé bị viêm tai giữa, bố mẹ cần cho trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị tích cực.
Bé có thể được tư vấn sử dụng kháng sinh và sau 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
Nếu trẻ ho, chảy nước mũi và đột nhiên bị sốt khoảng 3-5 ngày sau đó thì bố mẹ cũng nên kiểm tra tai của bé bởi nó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tai. Trẻ có thể sẽ tỏ ra quấy khóc hơn bình thường, khó khăn khi ăn và nuốt như là trẻ đang bị đau đớn.
Nguyên nhân gây ra viêm tai giữa?
Vấn đề bắt đầu ở ống Eustachian, nơi kết nối tai giữa với đường mũi, cổ họng và chuyển vi khuẩn từ đó đến tai giữa, bất cứ khi nào trẻ ngáp hay nuốt. Ống Eustachian hoạt động bình thường sẽ giúp các chất lỏng thoát trở ra. Nhưng nếu ống bị sưng do dị ứng, cảm lạnh, hoặc nhiễm trùng xoang, chất lỏng có thể bị kẹt trong tai giữa.
Khi đó, bất kỳ vi khuẩn hay virus sống trong môi trường tai có chất lỏng ẩm ướt sẽ phát triển mạnh, gây mủ, tạo áp lực lên màng nhĩ khiến màng nhĩ phồng và viêm thành viêm tai giữa cấp tính. Sốt xuất hiện như một phản ứng của cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Một lý do nữa khiến trẻ em dễ bị nhiễm trùng tai là ống Eustachian ngắn và nằm ngang. Khi con bạn lớn lên, các ống sẽ dài ra, thẳng hơn nên sẽ giảm khả năng nhiễm trùng tai.
Điều gì sẽ làm tăng khả năng trẻ bị nhiễm trùng tai?
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai, bao gồm:
- Trẻ bú nằm dễ gây sặc, sữa chảy vào tai
- Trẻ uống sữa công thức sữa thay vì sữa mẹ nên cơ thể khó chống chọi lại với các vi khuẩn gây hại.
- Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
- Trẻ bị ho và cảm lạnh có thể dẫn đến nhiễm trùng tai hơn
Viêm tai có nghiêm trọng không?
Viêm tai gây đau đớn và ảnh hưởng đến ăn, ngủ, sinh hoạt hàng ngày của bé.
Nhiễm trùng tai nặng hoặc không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng đến màng nhĩ của trẻ gây ra sẹo hoặc mất thính lực. Bởi vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào nghi ngờ bé bị viêm tai giữa, bố mẹ cần cho trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng để được tư vấn và điều trị tích cực.
Bé có thể được tư vấn sử dụng kháng sinh và sau 3 ngày bệnh sẽ thuyên giảm.
St
Các tin liên quan
Xem nhiều nhất
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165136 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66993 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46425 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36529 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30871 lượt xem )
Tin tiêu điểm