Chữa tổn thương bầm tím theo kinh nghiệm dân gian
Trong cuộc sống hàng ngày bạn đã không ít lần gặp phải những tai nạn như ngã xe, hay va đập vào đâu đó khiến cho vị trí tổn thương xuất hiện những vết bầm tím, điều này không những khiến bạn bị đau mà còn làm mất vẻ đẹp thẩm mĩ. Để điều trị vết bầm tím nhanh chóng có rất nhiều cách, sau đây chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn một số kinh nghiệm, bài thuốc dân gian hiệu quả
Lá hẹ có tác dụng làm tốt với vết thương bầm tím.
Lá hẹ tươi 50-100 g rửa sạch, giã nát, trộn với 10 g đường đỏ rồi đắp vào vết thương, mỗi ngày một lần. Cũng có thể dùng rễ hẹ tươi 50 g rửa sạch, giã nát, xào nóng với 100 ml cồn 90 độ rồi đắp vào vết thương, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 30 phút.
Khi bị chấn thương, tổ chức phần mềm thường bị bầm tím, sưng tấy gây đau nhức (mặc dù không có hiện tượng chảy máu ra ngoài cơ thể). Trong trường hợp này, cần dùng thuốc uống trong hoặc bôi đắp bên ngoài để làm tan ổ máu tụ, chống viêm, giảm đau, giúp vết thương mau hồi phục. Sau đây là một số bài thuốc dân gian:
- Mộc nhĩ trắng (có thể thay bằng mộc nhĩ đen) 120 g sấy khô, tán bột, uống mỗi lần 30 g, nếu uống được với rượu thì càng tốt.
- Hành củ 6 g, hẹ củ 12 g, gừng tươi 6 g. Tất cả rửa sạch, giã nát, xào nóng với một chút rượu rồi chườm đắp lên vết thương.
- Đu đủ xanh 1 quả, khoét một miếng làm nắp, đổ chừng 60 ml rượu trắng vào trong rồi đậy kín, đặt lên bếp đun cho tới khi quả đu đủ chín mõm. Đem ra ấp vào vết thương hoặc bóp nát ra băng vết thương khi thuốc còn nóng ở mức có thể chịu được.
- Củ nghệ vàng già 100 g, vỏ cây gạo 100 g. Hai vị bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát, xào với rượu và giấm thanh rồi chườm hoặc đắp vào vết thương khi còn nóng. Bài này cũng hiệu quả trong trường hợp bị bong gân.
- Ngải cứu tươi, nghệ vàng, lá cúc tần tươi lượng bằng nhau, rửa sạch, giã nhuyễn rồi bó vào vết thương.
- Củ nghệ 100 g, búp cây ớt 10 ngọn, lá ngải cứu 30 g, rượu trắng 30 ml, giấm thanh 10 ml. Nghệ, búp ớt và ngải cứu rửa sạch, giã nhỏ, tẩm rượu và giấm, xào nóng, gói vào gạc, chườm chỗ đau rồi băng lại. Có thể xào đi xào lại nhiều lần trong ngày, chườm vào vết thương khi còn nóng.
- Thuốc lá sợi và bã rượu lượng bằng nhau, nghiền nát, trộn đều rồi đắp lên vết thương.
- Chi tử (hạt dành dành) 15 g, hồng hoa 5 g, băng phiến 3 g. Ba vị tán nhỏ, trộn đều với lòng trắng trứng gà rồi đắp lên vết thương.
- Lá nghể răm (cây nghể mọc ở bờ ao, bờ ruộng, trông giống cây rau răm) 10-12 ngọn, muối ăn 2 g, sắc lấy 2 chén nước thuốc, chia uống 3-4 lần trong ngày. Sau khi uống chừng 15-30 phút, cơ thể nóng lên, sau nửa giờ sẽ dịu dần, chỗ tổn thương bớt sưng tím.
- Tế tân lượng vừa đủ tán bột, hòa với rượu rồi xoa lên vết thương.
- Đào nhân 4 g, hồng hoa, nhũ hương, chi tử, xích thược, sinh địa hoàng mỗi thứ 15 g. Tất cả sấy khô tán bột, hòa với rượu trắng thành dạng cao đắp lên vết thương.
- Tam thất 6 g, đào nhân 15 g, nhũ hương 15 g, một dược 10 g, khương hoạt 20 g, độc hoạt 20 g, phòng kỷ 25 g, tô mộc 30 g. Tất cả đem sắc kỹ, cô thật đặc thành dạng cao rồi xoa vào vết thương, mỗi ngày 2 lần.
- Lấy 30g hoa, lá, rễ cây huyết dụ, 15g huyết giác sắc uống hàng ngày.
Mặc dù các phương pháp trên rất hiệu quả, nhưng nhược điểm là tốn thời gian trong khâu chuẩn bị và đặc biệt là thời gian điều trị mất nhiều ngày. Để đơn giản nhất trong việc đánh bay vết bầm tím, hiện nay có rất nhiều các loại thuốc Đông y có thể điều trị. Trong đó, không thể không kể đến thuốc Long Huyết, được chiết xuất hoàn toàn từ phần vỏ cây hóa gỗ màu đỏ của cây Dracaena cambodiana (cây Huyết giác) - là vị thuốc quý bí truyền của các võ sư dùng để điều trị nội, ngoại thương. Thuốc có có tác dụng điều trị nhanh chóng các vết bầm tím, tụ máu, giúp vết thương hở mau lành. Chỉ sau 3 - 5 ngày sử dụng, người bệnh sẽ thấy được hiệu quả rất rõ rệt. Hiện nay, Long huyết là sản phẩm đã và đang được nhiều người tin dùng.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165132 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66990 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46406 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36527 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30849 lượt xem )