Cách xử lý vết bầm tím không rõ nguyên nhân

Gửi lúc 14:38' 16/09/2015

Rất nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng giật mình khi chân, tay xuất hiện những vết bầm không rõ nguồn gốc. Những vết bầm này không đau, không ngứa nhưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Người ta thường gọi những vết bầm này là bị  “ma chó” cắn.

 

 

Nguyên nhân gây ra các vết bầm tím

Tùy vị trí xuất huyết mà có nhiều triệu chứng bệnh lý khác nhau như: xuất huyết da niêm, xuất huyết dạ dày, rong kinh rong huyết, chảy máu cam, chảy máu răng lợi...

Bình thường, khi mạch máu bị tổn thương thì cơ thể lập tức huy động cơ chế cầm máu - đông máu để bịt ngay vết thương lại và máu ngừng chảy. Bất cứ nguyên nhân nào gây rối loạn cơ chế này đều có thể dẫn đến xuất huyết. Thực tế thường gặp các nguyên nhân sau: tổn thương thành mạch do chấn thương, do các bệnh nhiễm khuẩn, thiếu vitamin K, C, B12; bệnh miễn dịch, dị ứng như viêm thành mạch dị ứng; một số bệnh nội khoa như: lao, tiểu đường, xơ gan, suy thận; các bệnh do thiếu hụt các yếu tố đông máu của huyết tương như hemophilie A, B, C... giảm prothrombin, proconvertin; bệnh tiểu cầu như giảm tiểu cầu nguyên phát, suy nhược tiểu cầu (Glanzmann); ung thư.

Cụ thể bầm tím không rõ nguyên nhân thì có thể là biểu hiện của các bệnh sau đây:

– Do mạch máu: thường gặp nhất là do chấn thương đụng dập làm vỡ mao mạch. Một số các bệnh dị ứng, nhiễm trùng làm giảm sức bền mao mạch cũng gây vết bầm tím. Tình trạng giòn mao mạch bẩm sinh.

– Bệnh tiểu cầu: giảm tiểu cầu vô căn, giảm tiểu cầu trong bệnh sốt xuất huyết, giảm tiểu cầu trong các bệnh ác tính như suy tủy, ung thư máu; giảm chất lượng tiểu cầu…

– Rối loạn đông máu: bệnh ưa chảy máu (do thiếu một số yếu tố đông máu); giảm tổng hợp các yếu tố đông máu do suy gan, xơ gan, ngộ độc thuốc; thiếu vitamin K do giảm hấp thu ở ruột, chế độ ăn thiếu chất béo (do vitamin K tan trong dầu mỡ), thiếu chất dinh dưỡng…

– Nếu bầm tím không đi kèm biểu hiện khác (sốt, mệt, chảy máu răng, chảy máu mũi, đi cầu ra máu, rong kinh,…) thì có nhiều khả năng do cơ địa, bầm lành tính chứ không nguy hiểm.

 

 

Cách xử lý với những vết bầm tím?

Khi thấy vết bầm dưới da, nhiều người thường chủ quan không đi điều trị. Với những vết bầm thông thường có thể đỏ tím, hơi đau và sẽ tự hết sau một thời gian.

Dù đa phần vết bầm tím da lành tính nhưng cũng không nên coi thường. Khi thấy vết bầm dưới da, nhiều người thường chủ quan không đi điều trị. Với những vết bầm thông thường có thể đỏ tím, hơi đau và sẽ tự hết sau một thời gian.

Tình trạng xuất huyết dưới da thường gặp ở phụ nữ, người già và trẻ em do làn da mỏng, chỉ cần một tổn thương nhẹ cũng làm mạch máu bị vỡ. Vết bầm có thể lớn hay nhỏ tùy theo mức độ tổn thương mạch máu, không đau, không ngứa. Thông thường từ 2 - 5 ngày, vết bầm này sẽ thay đổi màu sắc từ đỏ sẫm, tím qua màu xanh rồi màu vàng và dần biến mất. Tuy nhiên với những vết bầm hơn hai tuần không tan, xuất hiện thêm vết bầm mới; hoặc đã tan, nhưng thường xuyên lặp lại, kèm những triệu chứng như sốt, mệt mỏi, chảy máu răng, máu mũi, rong kinh, đi cầu ra máu… thì cần phải đến bệnh viện để kiểm tra.

Sau đây là một số cách trị vết bầm tím dưới da:

– Nâng cao vùng bị thương. Độ cao giúp bằng cách giảm lưu lượng máu đến các vết bầm tím. Điều này có thể được sử dụng cho hầu hết chân và cánh tay bầm tím nhưng ngay cả với vết bầm trên đầu bạn cũng có thể hạn chế nó bằng cách sử dụng gối cao.

– Trong 1 - 2 ngày đầu tiên sau khi va chạm và xuất hiện vết bầm, chườm đá hoặc túi chườm lạnh vào vùng thâm tím trong nửa giờ đến một giờ mỗi lần. Sử dụng một gói rau quả đông lạnh nếu bạn không có một túi nước đá. Thực hiện càng sớm càng tốt để các vết bầm tím nhanh tan, làm giảm kích thước  vùng của vết bầm bởi vì điều này sẽ làm chậm lưu lượng máu đến vùng bị tổn thương, do đó làm giảm lượng máu bị rò rỉ vào các mô.

– Nghỉ ngơi thư gian tránh va chạm vào chỗ bị thâm tím nếu bạn có thể.

– Hãy uống thuốc giảm đau để giúp giảm đau và sưng. Tránh thuốc giảm đau chứa aspirin. Chúng có tác động làm loãng máu và có thể làm mở rộng vùng thâm tím.