Y đức - vấn đề cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về y tế Việt Nam

Gửi lúc 11:17' 27/02/2024

Không có nghề nào lại đi vào đời sống con người một cách sâu sắc và cấp thiết như nghề y. Không có nghề nào như nghề y mà một lỗi lầm hay một thiếu sót, dù nhỏ nhất, lại có thể gây nên những tác hại lớn nhất đến sức khoẻ và tính mạng của con người. Từ lâu đời, từ Âu sang á, người ta đã coi nghề y là một nghề quan trọng, một nghề nhân đạo có quan hệ đến đời sống và tính mạng con người, đến hạnh phúc của từng gia đình, tương lai nòi giống, đến sức khoẻ và sự cường thịnh của một dân tộc, của toàn xã hội.

Chính vì vị trí đặc biệt của ngành y, mà hàng ngàn nǎm trước Công nguyên, lúc xã hội cũng như nghề y còn phụ thuộc vào thần quyền, vào thế quyền hay vào tôn giáo, cả dưới các chế độ nô lệ, phong kiến và tư bản, loài người từ Đông sang Tây, dưới nhiều hình thức đã ngày càng nêu cao vấn đề y đức. Những lời thơ dân gian, những đạo luật, những điều thuyết giảng trong tôn giáo, những phần thưởng và hình phạt, những điều rǎn trong triết học, những lời cầu xin và những lời thề của thầy thuốc, những lời dạy và cách ngôn của các bậc danh y, những tiêu chuẩn, quy chế và luật pháp về y đức trong hành nghề y, dược, v.v. đã được sử dụng trong các thời đại khác nhau để giáo dục người thầy thuốc và bảo đảm những người làm nghề y phải giữ gìn đạo đức.

Hippocrate, ông tổ nghề y, 377 nǎm trước Công nguyên đã nêu lên những nội dung cụ thể về y đức trong lời thề mà đến nay từ thầy giáo đến các học sinh trường y, từ bác sĩ đến các nhân viên điều dưỡng, hộ lý đều ghi nhớ:

- "Tôi sẽ cho chế độ ǎn uống có lợi cho bệnh nhân phù hợp với bệnh trạng, thể theo quyền hạn và suy xét của tôi, tôi sẽ không cho thuốc giết người, nếu có ai yêu cầu và cũng không khởi xướng một gợi ý như vậy".

- "Tôi giữ gìn sao cho đời sống và nghề nghiệp của tôi được trong trắng và thần thánh".

- "Tới nhà ai, tôi cũng chỉ vì quyền lợi của bệnh nhân, sẽ tránh tất cả mọi hành động đồi bại và nhất là những cử chỉ lả lơi trên thân thể nữ giới cũng như nam giới, bất kể người đó là người tự do hay nô lệ".

- "Những điểm liên quan đến đời sống của người khác, đáng phải bảo mật, mà trong phạm vi hay ngoài phạm vi nghề nghiệp, tôi nhìn thấy hay nghe thấy, tôi sẽ không bao giờ thổ lộ".

Nǎm 1924, trong Hội nghị cán bộ y tế Liên Xô trước đây, M.I. Kalinin, một nhà chính trị lỗi lạc đã trả lời một câu hỏi về luân lý nghề y như sau: "Không thể đem so sánh người cán bộ y tế với những người làm công tác khác được. Những đức tính mà các nghề khác cần đến thì lại chưa đủ đối với người làm công tác y tế. Còn những đức tính vừa đủ cho những người lao động khác để có thể đạt được những kết quả tốt thì lại còn là rất ít ỏi đối với người cán bộ y tế".

Ở Việt Nam, các bậc danh y như Tuệ Tĩnh, Nguyễn Đình Chiểu, đặc biệt là Hải Thượng Lãn Ông đã có những di huấn về y đức quý báu để lại. Tuệ Tĩnh cǎn dặn:

"Cõi trời Nam gấm vóc

Nước sông Hồng chảy dài

Vườn hạnh phúc nghĩa nhân

Gió mùa xuân áp rộng

Thương nhân dân chết chóc

Chọn hiền triết phương thang".

Hơn 200 nǎm trước đây, ở nước ta, nhà đại danh y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông đã từng nói: "Suy nghĩ sâu xa, tôi hiểu rằng thầy thuốc là người bảo vệ tính mạng con người: sống chết trong tay mình nắm, phúc hoạ trong một tay mình giữ. Thế thì đâu có thể kiến thức không đầy đủ, đức hạnh không trọn vẹn, tâm hồn không rộng lớn, hành vi không thận trọng mà dám liều lĩnh học đòi cái nghề cao quý đó chǎng!". Và ông đã nêu lên chín điều rǎn dạy rất cụ thể và sâu sắc ở nhiều trường hợp mà thầy thuốc thường gặp, đến nay vẫn còn nguyên giá trị:

1. Người học thuốc phải hiểu thấu lý luận đạo nho, luôn nghiên cứu sách thuốc xưa nay, phát huy biến hoá, thâu nhập vào tim, mới tránh phạm sai lầm.

2. Đi thǎm bệnh, nên tuỳ bệnh cần kíp hay không mà thǎm trước, thǎm sau. Chớ nên vì giàu sang hay nghèo hèn mà đến trước đến sau, hay bốc thuốc lại phân biệt hơn kém.

3. Khi xem bệnh cho đàn bà con gái, bà goá, ni cô, phải có người nhà của họ ở bên cạnh mới được bước vào phòng thǎm bệnh, tránh mọi sự nghi ngờ.

4. Không tự ý cầu vui, vắng mặt ở nhà, có bệnh cấp cứu phải chờ, hại đến tính mạng.

5. Gặp chứng bệnh nguy cấp, phải hết sức cứu chữa, song phải nói rõ cho gia đình biết trước, rồi mới cho thuốc, lại có khi cần cho không cả thuốc.

6. Cần bào chế thuốc và cất giữ thuốc men cho cẩn thận, có thêm thuốc hoàn, tán để ứng dụng kịp thời khi có bệnh, khỏi phải bó tay.

7. Gặp bạn đồng nghiệp thì khiêm tốn hoà nhã, học hỏi giúp đỡ lẫn nhau.

8. Khi đến xem bệnh ở những nhà nghèo, mồ côi, goá bụa, hiếm hoi, càng phải chǎm sóc đặc biệt. Vì người giàu không lo không có người chữa, còn người nghèo thì không đủ sức đón được thầy giỏi. Còn những người con thảo, vợ hiền, nghèo mà mắc bệnh, ngoài việc cho thuốc, lại tuỳ sức mình mà chu cấp cho họ nữa, vì có thuốc mà không có ǎn, thì vẫn đi đến chỗ chết.

9. Chữa khỏi bệnh, chớ mưu cầu quà cáp, vì nhận của người khác cho thường sinh ra nể nang, huống chi đối với kẻ giàu sang, tính khí thất thường, mà mình cầu cạnh thường bị khinh rẻ. Nghề làm thuốc là nghề thanh cao, ta càng phải giữ khí tiết cho trong sạch. Đạo làm thuốc là một nhân thuật, phải lo cái lo của người và vui cái vui của người, chỉ lấy việc cứu sống mạng người làm nhiệm vụ của mình, không nên cầu lợi kể công...".

Nguyễn Đình Chiểu trong Ngư tiều y thuật vấn đáp đã tâm niệm:

Xưa rằng thầy thuốc học thông

Thể theo trời đất một lòng hiếu sinh.

Giúp đời chẳng vụ tiếng danh

Chẳng màng của lợi, chẳng ganh kẻ tài"...

..."Thấy người đau giống mình đau,

Phương nào cứu đặng, mau mau trị lành.

Ǎn mày cũng đứa trời sinh

Bên còn cứu đặng, thuốc dành cho không"...

Kế thừa truyền thống y đức của ông cha ta, tiếp thu tinh hoa y đức nhân loại, trên cương vị là lãnh tụ kính yêu của dân tộc và một nhà vǎn hoá lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc trau dồi, rèn luyện y đức - đạo đức của người thầy thuốc, người cán bộ y tế.

Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ cách mạng bàn nhiều nhất về đạo đức. Nếu như mọi người đều có thể tìm thấy trong di sản Hồ Chí Minh những quan điểm, tư tưởng đạo đức phù hợp với mình thì cán bộ, nhân viên ngành y, nhận rõ điều đó nhất. Có thể nói, sau đạo đức của người cán bộ cách mạng nói chung, đạo đức ngành y được Hồ Chí Minh bàn đến nhiều nhất, Hồ Chí Minh đã tặng cán bộ, nhân viên ngành y danh hiệu cao quý và đẹp đẽ nhất: "Thầy thuốc phải như mẹ hiền". Hầu như mỗi lần có dịp tiếp cận với ngành y, điều đầu tiên Hồ Chí Minh nhắc tới vẫn là: "Thầy thuốc phải như mẹ hiền". Đây chính là yêu cầu Hồ Chí Minh đặt ra trong phương châm xử thế, phương châm hành động và phục vụ của cán bộ và nhân viên ngành y đối với người bệnh.

Sau Cách mạng Tháng Tám nǎm 1945, trong những bức thư gửi Trường Quân y nǎm 1946, Hội nghị Quân y nǎm 1948, Trường y tá Liên khu I nǎm 1949, Hội nghị y tế toàn quốc nǎm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh đến trách nhiệm, nghĩa vụ và tình thương, lòng bác ái, hy sinh, sự tận tâm phục vụ, tinh thần đoàn kết học tập tiến bộ và ý thức kỷ luật của cán bộ, nhân viên ngành y.

Trong Thư gửi Hội nghị Quân y tháng 3-1948, Hồ Chí Minh viết: "Người ta có câu: "Lương y kiêm từ mẫu", nghĩa là người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền"...

Trong Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc nǎm 1953, Hồ Chí Minh cǎn dặn cán bộ y tế cần phải: Thương yêu người bệnh như anh em ruột thịt. Cần phải tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân"Lương y kiêm từ mẫu".

Cùng với tư tưởng về y đức, Hồ Chí Minh viết trong Thư gửi Hội nghị cán bộ y tế tháng 2-1955: "Cán bộ cần phải thương yêu, sǎn sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình, coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn. "Lương y phải như từ mẫu", câu nói ấy rất đúng". Theo Hồ Chí Minh, một trong những đặc điểm của các thầy thuốc là "phải có chí chịu khó, chịu khổ, phải giàu lòng bác ái, hy sinh".

Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh trở đi trở lại với luận điểm: "Lương y phải như từ mẫu", nghĩa là "Thầy thuốc phải như mẹ hiền". Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định đạo đức là gốc của người cách mạng. Phù hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh, gốc của cán bộ nhân viên ngành y chính là lương y phải như từ mẫu.

Trong tình thương yêu, có lẽ không có tình thương yêu nào đầm ấm, sâu sắc bằng tình thương của người mẹ. Trong cuộc sống, không có mối tình nào so sánh được với tình mẫu tử.

Người thầy thuốc tận tâm, tận lực cứu sống những người bệnh thập tử nhất sinh cũng được coi như người mẹ tái sinh cuộc sống cho họ.

Từ tấm lòng lương y như từ mẫu mà nảy sinh ra những đức tính cần thiết của người cán bộ y tế như niềm nở, dịu dàng trong tiếp xúc, tận tình, cẩn trọng, chu đáo khi chǎm sóc, ân cần, tỉ mỉ lúc dặn dò và trong những trường hợp khó khǎn, nguy kịch thì sẵn sàng chịu khó, chịu khổ, hy sinh, quên mình để làm tròn phận sự cứu người.

Có tình thương của người mẹ hiền thì người thầy thuốc tránh được những thói xấu như cầu lợi, kể công, phân biệt đối xử giữa giàu, nghèo, sang, hèn, hách dịch, lạnh lùng khi tiếp xúc, qua loa, tắc trách trong phục vụ, đố kỵ, kèn cựa với đồng nghiệp... "Thầy thuốc như mẹ hiền" là cốt lõi của đạo đức ngành y.

Điều làm cho những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức thuyết phục và sức cảm hoá rất mạnh là vì Người đã nêu tấm gương sáng chói nhất trong lịch sử nước ta về lòng thương yêu vô hạn đối với nhân dân, về đức hy sinh cao cả, hiến dâng trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, mưu độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc, về lối sống lão thực, giản dị, mẫu mực và trong sáng tuyệt vời.

Nhiều cán bộ ưu tú của ngành y tế mang trong tim mình những hình ảnh, những lời giáo huấn về y đức vô cùng sâu sắc của Hồ Chí Minh, tự nguyện đi theo con đường vì nước, vì dân mà Người đã vạch ra.

Đó là Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Người Bộ trưởng Y tế đáng kính, người thầy thuốc có tấm lòng Bồ Tát. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Phạm Ngọc Thạch đã luôn luôn tâm niệm và làm theo hai câu thơ chữ Hán mà Hồ Chí Minh thường dùng để nhắc nhở những thanh niên yêu nước khi ở nước ngoài:

"Khí dĩ gian nan tráng

Hoài nhân tụng độc tân"

(Đại ý là người có chí khí là người đã trải qua nhiều gian nan, khổ cực. Biết được cái mới là do ta đọc sách và học hỏi nhiều).

Trên cương vị là người đứng đầu ngành y tế nhưng chỗ nào có dịch, có bệnh là ông tìm đến. Phạm Ngọc Thạch đã vượt qua bom đạn, rừng núi vào tận chiến trường với quyết tâm tìm ra phương thức, cách chữa đạt hiệu quả cao đối với đồng bào, chiến sĩ miền Nam. Ngày 7-11-1968, ông đã hy sinh trên chiến trường trong khi thực hiện sứ mệnh cao cả đó.

Đó là Giáo sư Tôn Thất Tùng với hai bàn tay vàng đã cứu sống biết bao nhiêu người, đã nhiều nǎm, ngày đêm miệt mài nghiên cứu phương pháp mổ gan không chảy máu nổi tiếng trên thế giới. Nǎm 1969, ông viết về xúc cảm của mình trong lần đầu gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh như sau: "Nhớ ngày gặp Bác đầu tiên ở Bắc Bộ phủ: một cụ già ǎn mặc rất giản dị, gầy gò, trán cao, hai mắt sáng và toàn thân toát ra một sức hấp dẫn lạ thường. Ngay giờ phút ấy, tôi đã biết cuộc đời của tôi từ đây sẽ hoàn toàn thay đổi. Ngay giờ phút ấy, tâm hồn và trí tuệ của tôi đã đi theo Bác".

Đó còn là Giáo sư Đặng Vǎn Ngữ, người thầy thuốc có công to lớn trong công cuộc chống sốt rét ở nước ta thời chống Pháp và chống Mỹ. Khi đang là bác sĩ nghiên cứu ở Nhật Bản nǎm 1945, ông đã không cầm được nước mắt khi nghe Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập. Do đó, ông đã kiên quyết tìm đường về với Hồ Chí Minh và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Người giao cho.

Không chỉ bộ trưởng, giáo sư nổi tiếng mới thấm nhuần và hành động theo tư tưởng y đức Hồ Chí Minh mà trong y tá, hộ lý cũng xuất hiện những người tiêu biểu về y đức, được chính Hồ Chí Minh ghi nhận, khen ngợi.

Nǎm 1952, Hồ Chí Minh có bài viết mang tựa đề: Một anh "mẹ thương binh", biểu dương y tá Đàm Vǎn Hoạch. Hồ Chí Minh viết: đồng chí Hoạch tận tuỵ trong chǎm sóc sức khoẻ cán bộ, chiến sĩ, dũng cảm cứu chữa thương binh, tích cực, chủ động trong vệ sinh phòng bệnh. Từ đó, Hồ Chí Minh kết luận: đồng chí Hoạch xứng đáng với danh hiệu "Người làm thuốc phải như người hiền, chị tốt", xứng đáng là đại biểu dự Đại hội toàn quốc chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu.

Điều này cho thấy những lời chỉ dẫn của Hồ Chí Minh về y đức đã được các thế hệ thầy thuốc Việt Nam tiếp thu, vận dụng và được thể hiện trong chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân.

Trích bài viết của GS. Đỗ Nguyên Phương, PTS. Nguyễn Khánh Bật, BS. Nguyễn Cao Thâm