Từ những giá trị nhân vǎn trong y học cổ truyền dân tộc đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền y học Việt Nam

Gửi lúc 15:27' 09/06/2023

... Chủ nghĩa nhân vǎn thường được quan niệm là hình thái cao nhất của triết lý và đạo lý về con người, bao gồm trong nó cả chủ nghĩa nhân bản và chủ nghĩa nhân đạo, là lý tưởng về chân, thiện, mỹ của con người. Chủ nghĩa nhân vǎn cũng chính là tinh thần, linh hồn, lý tưởng của mọi nền vǎn hoá, mọi tiến trình và giá trị vǎn hoá chân chính, là nguồn sữa nuôi dưỡng tâm hồn của những con người xứng đáng với dân tộc và thời đại... 

Chủ nghĩa nhân vǎn Việt Nam trong y học cổ truyền dân tộc thể hiện qua các danh y, lương y có những giá trị cơ bản sau: 

Sống có đạo đức và tình người. 

Trong y học cổ truyền nước ta ở từ những nhà y học lừng danh như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng - Lãn Ông đến hầu hết các lương y cổ ở khắp nơi từ Bắc chí Nam đều là những trí thức thuộc các môn đệ của đạo Phật, đạo Khổng và đạo Lão, đã được nền vǎn minh sông Hồng đồng hoá và Việt hoá. Do đó, quan điểm sống và hành nghề của các danh y, lương y cổ chịu ảnh hưởng với những mức độ khác nhau cảu ba đạo đó. Sống có đạo đức và tình người là điều cốt lõi trong quan điểm sống và hành nghề của họ, chi phối mọi mối quan hệ xã hội và quan hệ gia tộc của họ. các bậc danh y, lương y đều coi đức lớn trong thiên hạ là cuộc sống, là sinh mạng. 

Sống đoàn kết và bao dung với mọi người. 

Để bước vào nghề y, các danh y, lương y cổ đều phải tinh thông dịch lý, am hiểu lý thuyết âm dương ngũ hành, lý thuyết hai cực đối xứng của vũ trụ, của con người và xã hội. Vì vậy họ có sức đoàn kết và lòng bao dung rộng lớn. Họ hiểu rõ rằng: âm, dương tuy phân cực nhưng cũng từ một gốc mà ra. Do đó, chúng trái nhau nhưng không thể không có nhau và chính điều này là động lực của sự tiến hoá. Vì vậy, trong chữa trị bệnh họ chú trọng điều hoa âm dương bằng cách: lấy hàn giảm nhiệt, lấy thừa bù thiếu,... để cân bằng lại hai thế lực cǎn bản đó trên một bình diện mới, bảo đảm sự cân bằng phù hợp. Đây cũng là cơ chế tất yếu của sự sinh tồn và tiến hoá của vạn vật. Trong quan hệ với đồng loại, đồng nghiệp và người bệnh khi có xảy ra bất đồng các danh y, lương y cổ không bao giờ đẩy cái "tương phản" thành cái "đối kháng". 

Coi con người là một bộ phận của tự nhiên vận động theo quy luật sinh tồn của một động vật cao cấp và chịu sự tác động của quy luật tự nhiên, của môi trường sinh thái, của thời tiết và khí hậu. Do đó, các danh y, lương y của đất Việt luôn nêu gương và khuyên bảo mọi người phải biết thích ứng với điều kiện tự nhiên, tuân theo quy luật của thời tiết bốn mùa mà điều chỉnh cuộc sống và hành vi cho thích hợp, từ ǎn mặc, làm việc, vui chơi đến xây cất nhà cửa, bố trí nơi ǎn chốn ở đều phải hoà đồng với thiên nhiên, không thái quá mới có thể giữ được sức khoẻ lâu dài, sống trọn cuộc đời mà tạo hoá đã ban cho con người. 

Sống cần kiệm, hài hoà cả về vật chất và tinh thần. Theo phương châm "cơm ba bát, áo ba manh" - không tiêu xài, chè chén phung phí quá đà. Hǎng hái tham gia vào các hoạt động vǎn hoá của cộng đồng và luôn hướng về cội nguồn, coi trọng tình cốt nhục, hiếu với cha mẹ, thân thiết với anh em, nhân với đồng loại, nghĩa với vợ chồng, lễ với thầy giáo và người trên, tín với bạn bè. 

Các bậc danh y, lương y luôn nêu gương và khuyên mọi người sống theo cách đó. Vì chỉ có như vậy mới không sa vào cảnh "no quá mất ngon"; không phải nơm nớp lo âu, hốt hoảng vì những sự tham lam làm giàu bằng những đồng tiền bất chính; không phải dằn vặt khổ sở trǎm mối tơ vò trong những "mưu ma, chước quỷ", chèn lấy, "lừa thầy, phản bạn" vì những đam mê tiền, tình và quyền lực. Tránh được những điều đó và hǎng say lao động một cách khoa học thì con người sống bình thản, trường thọ. 

* * * 

Những giá trị nhân vǎn trong y học cổ truyền dân tộc đã nêu trên đây được Chủ tịch Hồ Chí Minh "tinh hoa của dân tộc, lương tâm của thời đại" kế thừa và phát triển lên một tầm cao mới trong quan điểm của Người về xây dựng nền y học Việt Nam. 

Từ sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công cho đến lúc Người đi vào cõi vĩnh hằng, trên cương vị đứng đầu Đảng và Nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn là một tấm gương mẫu mực về sự kế thừa và phát triển những giá trị nhân vǎn trong y học cổ truyền dân tộc, thành quan điểm sống và xử thế của người thầy thuốc. Ngay trong những nǎm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc rằng: Người thầy thuốc khi gặp phải những bệnh nhân có thái độ không đúng, cần phải lấy lòng nhân loại và tình thân ái mà cảm động và cảm hoá họ. Người ta có câu "lương y kiêm từ mẫu", nghĩa là một người thầy thuốc đồng thời phải là một người mẹ hiền". 

Khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gần tới thắng lợi Người đã nêu ra quan điểm có ý nghĩa chỉ đạo đối với ngành y tế trong việc thực thi nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ. Người nói: "Sức khoẻ của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hǎng hái. Tinh thần và sức khoẻ đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công" và Người nhấn mạnh rằng: Nhiệm vụ bảo đảm sức khoẻ cho cán bộ và nhân dân gồm hai phần: "Phòng bệnh cũng cần thiết như trị bệnh, để làm tròn nhiệm vụ ấy cán bộ y tế (bác sĩ, y tá, những người giúp việc) cần phải thương yêu người bệnh như ruột thịt. Cần phải tận tâm, tận lực phụng sự nhân dân, lương y phải kiêm từ mẫu". Chủ tịch Hồ Chí Minh còn xác định rõ vị trí và trách nhiệm của người y tá trong thực thi nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ là: "Người y tá chẳng những giúp chữa bệnh mà còn phải phổ biến vệ sinh. Việc giữ gìn và bồi dưỡng sức khoẻ của dân tộc, người y tá phải gánh một phần quan tọng. Vì vậy y tá là những chiến sĩ đánh giặc ốm để bảo vệ sự khang kiện của giống nòi". 

Ngay đầu nǎm 1955, khi "vết thương" của cuộc chiến tranh xâm lược do thực dân Pháp gây ra còn ngổn ngang, Thủ đô còn chưa được giải phóng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhắc nhở đội ngũ cán bộ y tế rằng: "Trước hết là phải thật thà đoàn kết - Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết thì vượt được mọi khó khǎn, giành được nhiều thành tích". Và người đã nêu ra một hệ quan điểm cơ bản về xây dựng nền y học Việt Nam. Người khẳng định phải "xây dựng một nền y học của ta". Vì vậy: "Trong những nǎm nước ta bị nô lệ thì y học cũng như các ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập, tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta". Trong đó quan điểm cơ bản, có tính nguyên tắc và bao quát nhất là "y học cần phải dựa trên nguyên tắc: khoa học, dân tộc, đại chúng". 

Trong những nǎm tiếp sau trong những bài nói và viết của Người, Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày càng bổ sung, phát triển, hoàn thiện hệ quan điểm xây dựng nền y học Việt Nam trên cơ sở kế thừa, phát huy cao độ những giá trị nhân vǎn của y học dân tộc cổ truyền và tiếp thu những tinh hoa vǎn minh của y học hiện đại phù hợp với điều kiện thiên thời, địa lợi, nhân hoà của nước ta. 

Những tư tưởng, quan điểm thắm đượm chủ nghĩa nhân vǎn cách mạng cao cả trên đây của Người về xây dựng nền y học Việt Nam cùng với tấm gương hiện thực chói ngời trong cuộc sống của Người - luôn luôn thể hiện sự nhất quán giữa nói và làm - đã đi vào lòng mọi người dân Việt Nam và trở thành một sức mạnh hiệu triệu, cổ vũ, nêu gương thúc đẩy toàn dân chung sức, chung lòng phấn đấu đạt tới những thành tích và bước tiến vượt bậc của đất nước trên lĩnh vực y tế. 

* * * 

Quán triệt những tư tưởng, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nền y học theo nguyên tắc khoa học, dân tộc, đại chúng, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc thực thi chủ trương kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong phòng bệnh và chữa bệnh. 

Nhờ có những chính sách, biện pháp cụ thể và đặt nó trong sự bảo trợ của hệ thống y tế Nhà nước, nên trong những thập niên 50 và 60, cùng với sự phát triển của y học hiện đại, y học cổ truyền cũng được kế thừa, và phát triển mạnh, đã dấy lên những phong trào trồng cây thuốc nam, phong trào cống hiến, phổ biến kinh nghiệm những bài thuốc gia truyền diễn ra rầm rộ và rộng khắp. Ngay tại Hà Nội cũng đã có làng nghề Đại Yên chuyên trồng cây thuốc Nam phục vụ nhu cầu chữa bệnh của nhân dân Hà Thành. Cơ sở chẩn trị Đông y xuất hiện và hoạt động có hiệu quả ở nhiều nơi. Chúng ta đã có những điển hình về y tế xã như Quỳnh Giang của huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; điển hình về bệnh viên tuyến huyện như bệnh viện Vân Đình của Hà Tây. Tiếp đến là sự ra đời của viện nghiên cứu Đông y, các bộ môn y học dân tộc, các bệnh viện y học dân tộc và Hội y học dân tộc, các trường đào tạo những người hành nghệ y học dân tộc,... đã góp phần đáng kể vào việc chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Song những thập niên tiếp sau vì nhiều lý do đã làm cho y học cổ truyền sa sút, nhất là phát triển bề rộng. Một trong những nguyên nhân đưa đến tình hình đó mà chúng ta phải báo động là sự lạm dụng thái quá y học hiện đại (Tây y). 

Dưới ánh sáng của khoa học y học hiện đại và thực tế cuộc sống cho thấy y học cổ truyền phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng có những mặt ưu trội phù hợp với những động thái và nhu cầu chữa bệnh như đã nêu trên. Chẳng hạn: y học cổ truyền phương Đông cho rằng Linh chi - một vị thượng dược - một loại thuốc của y học cổ truyền dùng dài ngày không gây phản ứng phụ, có tác dụng điều hoà các quá trình chuyển hoá trong cơ thể, giúp cho cơ thể cường tráng. 

Chỉ bấy nhiêu điều thôi cũng đủ chứng minh tính đúng đắn, ý nghĩa thời đại của những quan điểm cơ bản về xây dựng nền y học dân tộc Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đặc biệt là các quan điểm: khoa học, dân tộc, đại chúng; kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền và tính bức bách của việc phải phát triển mạnh cả bề rộng và chiều sâu y học cổ truyền, đào tạo đội ngũ cán bộ đủ nǎng lực và phẩm chất hành nghề y học cổ truyền. 

PGS.PTS. Hoàng Ngọc Hoa

Bộ Y Tế; NXB. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997