Vị thuốc cổ truyền mộc hương
Mộc hương là vị thuốc đông y thường dùng trong các bài thuốc chữa bệnh đường tiêu hóa hàng nghìn năm nay. Ngày càng có nhiều nghiên cứu khoa học về công dụng của các giống cây mộc hương khác nhau. Cùng điểm qua một số tác dụng chính của vị thuốc mộc hương trong nội dung bài viết sau.
1. Cây mộc hương là cây gì?
Cây mộc hương là cây thuộc họ cúc, thân cỏ, sống lâu năm. Bộ phận dùng làm thuốc là phần rễ khô, cứng, chắc, thơm nồng và nhiều dầu.
Có khá nhiều loại cây mộc hương như:
Vị thuốc Vân cây mộc hương – Radix Saussureae lappae là rễ của cây vân cây mộc hương – Saussureae lappae Clarke. Đây là loại mộc hương trồng ở cùng Vân Nam – Trung Quốc còn có tên khác là Quảng cây mộc hương, Thanh mộc hương, mộc hương bắc…
Vị thuốc Thổ mộc hương – Radix Helenii là rễ của cây thổ mộc hương – Inula helenium L. Cây được trồng nhiều ở Châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ.
Xuyên cây mộc hương – tên gọi khác là Thiết bản cây mộc hương – Jurinea aff souliei. Cây thường được trồng ở vùng Tú Xuyên – Trung Quốc.
Quảng mộc hương còn gọi là vân mộc hương (Radix Saussureae lappae) là rễ phơi hay sấy khô của cây vân mộc hương (Saussurea lapp Claarke).
2. Cây mộc hương có tác dụng gì?
Cây mộc hương có mùi hương gỗ rõ rệt. Cây mộc hương thường sần sùi màu vàng hoặc nâu nhạt. Nó có đặc tính khử trùng, kháng vi-rút, chống co thắt, diệt khuẩn, tiêu hóa, tiêu diệt, long đờm, hạ huyết áp, hạ sốt, chất kích thích, thuốc bổ và chữa dạ dày. Nó được sử dụng như một chất tạo hương vị trong đồ uống có cồn, bánh kẹo và nước giải khát. Có nhiều tác dụng điều trị bệnh của cây mộc hương đã được nghiên cứu chứng minh bằng y học hiện đại.
2.1 Tác dụng chống viêm giảm đau của cây mộc hương
Cây mộc hương chứa các hợp chất tạo mùi thơm được gọi là tecpen có thể làm giảm đau và chống viêm bằng cách ức chế enzym cyclooxygenase (COX). Đây cũng là loại enzym đích mà các thuốc chống viêm giảm đau không steroid như ibuprofen hướng tới.
2.2 Cây mộc hương làm tăng tháo rỗng dạ dày
Cây mộc hương có tác dụng tăng tháo rỗng dạ dày đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản. Thử nghiệm đánh giá dựa trên bệnh nhân mắc viêm dạ dày mãn tính. Theo kết quả nghiên cứu cho thấy khi uống thuốc sắc cây mộc hương thì có sự thay đổi sản lượng axit dạ dày, gastrin huyết thanh và nồng độ somatostation trong huyết tương. Điều này càng rõ rệt hơn đối với thử nghiệm trên tình nguyện viên có sức khỏe bình thường. Việc làm rỗng dạ dày được rút ngắn rõ rệt và nồng độ motilin trong huyết tương tăng đáng kể sau 30 phút.
2.3 Cây mộc hương hỗ trợ hệ thống miễn dịch
Cây mộc hương giúp tăng cường hệ thống miễn dịch bằng cách loại bỏ vi khuẩn, virus và các tác nhân nhiễm trùng khác. Nó cũng hữu ích cho bệnh hen suyễn, viêm phế quản và ho mãn tính.
2.4 Cây mộc hương hỗ trợ tiêu hóa
Tinh dầu cây mộc hương làm sạch đường tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn. Sử dụng một vài giọt dầu này trong trà ấm sẽ hỗ trợ các chức năng tiêu hóa.
Hoạt chất costunolide trong dịch chiết cây mộc hương có tác dụng chống loét mạnh. Nghiên cứu nước sắc cây mộc hương sử dụng cho bệnh nhân viêm dạ dày mạn tính thông qua đường uống. Sau đó tiến hành kiểm tra sự thay đổi của các yếu tố như tổng lượng acid dạ dày, gastrin huyết thanh và nồng độ somatostatin huyết tương. Kết quả trên 5 tình nguyện viên khỏe mạnh cho thấy nước sắc cây mộc hương đẩy nhanh thời gian làm trống dạ dày và giải phóng motilin nội sinh (P <0,01), không có sự thay đổi về tổng lượng acid, nồng độ somatostatin huyết tương và nồng độ gastrin huyết thanh (P> 0,05).
2.5 Cây mộc hương tác động lên hệ tim mạch
Một nghiên cứu trên thỏ cho thấy chiết xuất cây mộc hương cải thiện lưu lượng máu mạch vành và giảm nhịp tim. Tác dụng này tương tự như ở thỏ được điều trị bằng dược phẩm như digoxin và diltiazem.
Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng cây mộc hương có thể tăng cường sức khỏe tim mạch, mặc dù cơ chế hoạt động chính xác vẫn chưa được biết.
Theo một nghiên cứu của Trường cao đẳng dược Annamacharya – Ấn Độ cho thấy những con chuột bị đau thắt ngực do hóa chất được bảo vệ khỏi tổn thương cơ tim nếu được cung cấp chiết xuất cây mộc hương đường uống trong 28 ngày. Không giống như những con chuột không được điều trị, những con được điều trị bằng cây mộc hương không có bất thường trong các xét nghiệm máu liên quan đến tổn thương cơ tim.
Một nghiên cứu tương tự đăng trên Tạp chí Khoa học Dược phẩm Pakistan báo cáo rằng những con thỏ được cho uống ba liều chiết xuất cây mộc hương đã cải thiện lưu lượng máu mạch vành và giảm nhịp tim so với những con thỏ không được điều trị. Tác dụng này tương tự như ở thỏ được điều trị bằng dược phẩm digoxin và diltiazem.
2.6 Cây mộc hương tốt cho gan
Cây mộc hương có lợi cho việc điều trị bệnh gan theo nhiều nghiên cứu.
Theo nghiên cứu của Chabrol và Charonnat (1935) thì thổ cây mộc hương và hoạt chất của nó là helenin có tác dụng kích thích tiết mật trực tiếp và rất mạnh, dùng trong những trường hợp kém gan, sung huyết gan, vàng da.
Một nghiên cứu năm 2010 được công bố trên tạp chí Phytotherapy Research cho thấy cây mộc hương có thể hỗ trợ điều trị một số tổn thương gan nhất định. Theo các nhà nghien cứu, những con chuột bị viêm gan do hóa chất ít bị tổn thương gan hơn khi được điều trị bằng chiết xuất mộc hương.
Viện Nghiên cứu Thực vật Quốc gia – Ấn Độ 2007 công bố về tác dụng của Sesquiterpene lacton – một phytoconstituents chính của cây mộc hương. Các thí nghiệm dược lý khác nhau trong một số mô hình in vitro và in vivo đã chứng minh một cách thuyết phục khả năng của cây Mộc hương thể hiện các hoạt động chống viêm, chống loét, chống ung thư và bảo vệ gan, hỗ trợ cho lý do đằng sau một số công dụng truyền thống của nó.
3. Công dụng theo y học cổ truyền
Mộc hương có tính ấm, vị đắng, cay, quy vào kinh phế, can, tỳ, có tác dụng hành khí, giảm đau, kiện tỳ, hòa vị, lợi tiêu hóa, lợi tiểu, an thần, trừ đờm.
Trong đông y, Mộc hương được dùng trong trị cảm lạnh khí trệ, đau bụng, đầy bụng khó tiêu, lỵ, tiêu chảy, nôn mửa, tiểu bí, ngộ độc thức ăn, sốt rét.
Theo cuốn sách Thần nông bản thảo kinh có viết: Đông y cho rằng, vị cay của mộc hương có thể tán, vị đắng có thể giáng, tính ôn có thể thông. Do mộc hương có hương thơm rất đậm, vì vậy có thể ngăn ngừa được khí xú uế.
Trong bản kinh có viết: Mộc hương có thể giúp cho tinh thần khỏe mạnh, phấn chấn, đó là phân tích từ góc độ mùi thơm của cây mộc hương có thể trừ tà. Công hiệu chủ yếu của mộc hương là giảm đau. Đông y cho rằng, mộc hương là loại thuốc tam tiêu', có khả năng điều hòa khí huyết trong cơ thể. Đó là loại thuốc tổng hợp trị khí: "Điều hòa khí dạ dày, thông khí ở tim, giảm khí tại phổi, thông khí cho gan, làm ấm khí của thận, tiêu trừ khí tích tụ, trục hàn khí, điều hòa khi nghịch...". Nói tóm lại, mộc hương có tác dụng điều hòa các loại khí của cơ thể con người. Trong ứng dụng lâm sàng, mộc hương được dùng để điều hòa khí ứ trệ ở tràng vị, kiện tỳ, trị các bệnh tắc nghẽn khí dẫn đến đau dạ dày, trướng bụng, đầy hơi, nôn mửa, tiêu chảy, kiết lỵ (muốn đi ngoài mà không đi được), chán ăn. Ngoài ra, cũng được dùng để trị chứng đau dạ dây do thấp nhiệt khí ứ trệ ở gan, tắc khí gây nên. Mộc hương có thể được liệt vào danh sách các loại thuốc bổ, giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể.
Mộc hương trong khi dùng để điều hòa khí trung tiêu, sẽ khiến cho trên dưới thông nhuận, vì thế nó còn được cho là "vị thuốc số 1 của phần khí "tam tiêu". Khí tam tiêu được thông suốt thì tự nhiên ngũ tạng sẽ ổn định và tinh thần trở nên thoải mái, những bệnh liên quan đến hệ thống đường tiết niệu cũng được thuyên giảm đáng kể, do đó Bản kinh có viết: Mộc hương chủ yếu trị khí thiếu hụt. Hiện nay, Y học đã nghiên cứu và chứng mình, mộc hương có chứa thành phần dầu bay hơi và chất kiểm, có tác dụng trị chứng co giật, hạ huyết áp, kháng khuẩn và hưng phấn thần kinh...
Tuy mộc hương được coi là loại thuốc thượng phẩm trong Bản kinh, nhưng không được dùng quá nhiều. Nếu không sẽ làm mất đi những chất có ích trong nước bọt và còn làm rồi loạn sự vận hành của khí. Hơn nữa, nhìn từ góc độ lâm sàng, những người bị suy thận đặc biệt không nên dùng.
4. Các bài thuốc từ cây Mộc hương
4.1 Chữa tiêu chảy
Viên nén Mộc hương: Bột Mộc hương 50mg, gelotanin 70mg. Liều dùng cho người lớn là mỗi lần 6 viên, ngày uống 3 lần. Trẻ em cần giảm liều theo độ tuổi.
Chữa tiêu chảy ở trẻ em do tích trệ thức ăn: Mộc hương, Bạch truật, Mạch nha, Chỉ thực, Hoàng liên, Sơn Tra, Trần bì, Thần khúc mỗi vị 12g, Liên kiều, Sa nhân, La bạc tử mỗi vị 8g. Tán nhỏ, luyện thành viên, ngày uống 4-8g.
4.2 Chữa lỵ
4.2.1 Lỵ cấp tính
Nguyên liệu: Mộc hương, Chỉ Xác mỗi vị 8g, Hoàng Liên 20g, Khổ sâm, Bạch thược mỗi vị 12g, Cam Thảo 4g.
Cách làm: Tán thành bột, luyện thành viên hoàn, ngày uống 10-20g.
Hoặc: Mộc hương, Binh lang, Cam thảo mỗi vị 6g, Kim Ngân Hoa, Hoàng Cầm, Hoàng liên mỗi vị 12g, Bạch thược, Đương Quy mỗi vị 8g, đại hoàng 4g; sắc uống ngày 1 thang.
4.2.2 Lỵ mạn tính
Nguyên liệu: Mộc hương, Hoàng liên đồng lượng.
Cách làm: Tán thành bột, luyện thành viên, ngày uống 3g.
4.3 Chữa viêm đại tràng mạn tính
4.3.1 Thể co thắt, rối loạn tiêu hóa kéo dài
Nguyên liệu: Mộc hương, Can khương, Chỉ thực, Thương truật mỗi vị 6g, Bạch truật, Hoài Sơn, Ý dĩ, Phòng Đảng Sâm mỗi vị 12g, phu tử chế 8g, Xuyên tiên, Nhục Quế mỗi vị 4g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.3.2 Thể amip có cơ tái phát cấp diễn
Nguyên liệu: Mộc hương, Hoàng bá, Hoàng liên, Uất kim, Xuyên Khung mỗi vị 8g, Bạch truật, Phòng đẳng sâm, Ý dĩ mỗi vị 12g, Chỉ thực 6g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.4 Chữa viêm loét dạ dày tá tràng
Nguyên liệu: Mộc hương, Ngũ Vị Tử, Trần Bì mỗi vị 6g, Đương quy, Bạch thược, Phục linh, Kỷ tử, Đại táo mỗi vị 12g, Xuyên khung 10g, A giao, Táo nhân mỗi vị 8g, Gừng 2g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.5 Chữa xơ gan
Nguyên liệu: Mộc hương, Chỉ xác mỗi vị 6g, Ý dĩ 16g, Phụ tử chế, Bạch truật, Trạch Tả, Hoài sơn, Xa tiền tử mỗi vị 12g, Nhục quế, Kê nội kim mỗi vị 4g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.6 Chữa viêm cầu thận
4.6.1 Viêm cầu thận cấp
Nguyên liệu: Mộc hương, Thanh bì mỗi vị 10g, Cam toại, Nguyên hoa, Đại kích, Hắc sửu, Trần bì, Tân lang mỗi vị 6g.
Cách làm: Tán thành bột, mỗi ngày uống 4-6g.
4.6.2 Viêm cầu thận mạn
Nguyên liệu: Mộc hương, Phụ tử chế, Hậu phác, Thảo quả, Đại phúc bì, Mộc qua mỗi vị 8g, Phục Linh 16g, Bạch Truật 12g, Can khương, Cam thảo mỗi vị 4g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.7 Chữa suy nhược cơ thể
Nguyên liệu: Mộc hương, Trần bì, Sa nhân mỗi vị 6g, Bán Hạ chế 8g.
Cách làm: Tán thành bột uống ngày 20g hoặc sắc uống ngày 1 thang.
4.8 Chữa viêm khớp cấp kèm thấp tim
Nguyên liệu: Mộc hương 6g, Bạch truật, Đảng sâm, Ý dĩ, Trạch tả, Kim ngân, Thổ Phục Linh mỗi vị 16g, Xuyên khung, Ngưu Tất mỗi vị 12g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.9 Chữa thiếu máu
Nguyên liệu: Mộc hương, Đương quy mỗi vị 6g, Đẳng sâm, Bạch truật mỗi vị 16g, Hoàng Kỳ, Long nhãn, Thục Địa, Bạch thược, Kỷ tử, Đại táo mỗi vị 12g, Viễn Chí, Táo nhân, Phục linh mỗi vị 8g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.10 Chữa suy nhược và rối loạn thần kinh tim, chậm kinh
Nguyên liệu: Mộc hương 6g, Đẳng Sâm 16g, Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, Long nhãn, Đại táo mỗi vị 12g, Viễn chí, Táo nhân, Phục Thần mỗi vị 8g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.11 Chữa viêm tụy cấp
Nguyên liệu: Mộc hương, Hoàng cầm, Diên hồ sách, Hoàng liên, Mang tiêu mỗi vị 12g, Sài Hồ, Bạch thược, Đại hoàng mỗi vị 20g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.12 Chữa đau lưng, đau bụng ở bệnh nhân sỏi niệu
Nguyên liệu: Mộc hương 12g, Ô Dược 20g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.13 Chữa trẻ em co giật do nhiễm độc não bởi các bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa
Nguyên liệu: Mộc hương, Hậu phác mỗi vị 8g, Bạch đầu ông 16g, Hoàn bá, Hoàng liên, Trần bì, Câu Đằng mỗi vị 12g.
Cách làm: Sắc uống ngày 1 thang.
4.14 Chữa kinh bế
Nguyên liệu: Mộc hương, Trần bì, Bán hạ chế, Thương truật mỗi vị 6g, Phục linh, Nga truật, Hương Phụ, Xuyên khung mỗi vị 8g, Cam thảo, Binh lang mỗi vị 4g.
Cách làm: Tán nhỏ, ngày uống 16-20g.
5. Một số lưu ý khi sử dụng cây mộc hương
Cây mộc hương thường được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) coi là an toàn (GRAS) khi được sử dụng như một loại thực phẩm chức năng . Các tác dụng phụ thường gặp có thể bao gồm chóng mặt và buồn nôn.
Việc sử dụng quá nhiều dầu cây mộc hương có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn. Nên sử dụng theo liều lượng hướng dẫn của bác sĩ.
Phụ nữ mang thai và cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Những người bị dị ứng với các họ thực vật thuộc họ Cúc hoặc họ Compositae như cỏ phấn hương, cúc vạn thọ, hoa cúc, cúc tần… nên tránh.
Nó chứa axit Aristolochic có thể gây hại cho thận và có thể gây ung thư khi dùng với liều lượng lớn.
Những người cao huyết áp cần thận trọng khi sử dụng.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165166 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67017 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46514 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36544 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30946 lượt xem )