Củ cải trắng – Nhân sâm mùa thu đông
Người xưa có câu, “Đông ăn cải trắng, hạ ăn gừng thì không cần đến đơn thuốc của thầy thuốc”. Tại sao lại như vậy và cách dùng củ cải trắng như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?
Giá trị dinh dưỡng trong củ cải trắng rất cao, ngoài glucose, sucrose, fructose, chất xơ thô, vitamin, protein thô, các loại khoáng chất, nó còn chứa nhiều acid amin giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Chất amylase trong củ cải trắng có khả năng phân huỷ tinh bột, chất béo trong thức ăn nên tác dụng nhuận tràng, thúc đẩy tiêu hoá.
Một số cách sử dụng củ cải trắng tốt cho sức khỏe
1. Củ cải trắng và lê: Nhuận phế, thanh nhiệt, hoá đàm
Quả lê có tác dụng nhuận phế, thanh tâm hoả, hoá đàm. Lê và củ cải trắng ép nước không những có thể át đi vị cay của củ cải mà còn tăng gấp đôi tác dụng phòng bệnh, chữa bệnh. Vào mùa thu đông, thời tiết lạnh khiến chức năng tiêu hoá của tỳ vị kém hơn, chúng ta có thể thay thế nước ép bằng cách đun sôi lê và củ cải với nhau trong nước.
2. Củ cái trắng và hành: Trị cảm mạo phong hàn
Sau khi bị cảm phong hàn, chúng ta thường cảm thấy sợ gió, sợ lạnh, chảy nước mũi, ho có đờm trắng, lúc này cần ăn các loại thức ăn giải cảm, làm cho ra mồ hôi. Cho hành cắt đoạn, gừng thái phiến va củ cải trắng thái phiến vào nồi đun cùng nhau, có tác dụng tán hàn tà, giảm ho do hàn hiệu quả. Món canh này cũng có thể sử dụng để phòng bệnh vào mùa thu đông.
3. Củ cải trắng và rong biển: Hoá đàm tiêu thũng, phòng bệnh tuyến giáp hiệu quả
Rong biển là một loại thực phẩm rất giàu iod, hàm lượng vitamin A, B12, canxi rất cao, ăn rong biển la cách bổ sung iod hiệu quả cho tuyến giáp hoạt động ổn định, phòng bệnh tuyến giáp. Củ cải trắng và rong biển nấu canh cùng nhau giúp hoá đàm, tiêu phù thũng, có tác dụng nhất định trong dự phòng bệnh lý tuyến giáp.
Người xưa có câu, “Đông ăn cải trắng, hạ ăn gừng thì không cần đến đơn thuốc của thầy thuốc”.
Tại sao mùa thu đông nên ăn củ cải trắng?
Củ cải trắng là một trong những thực phẩm được dùng rất nhiều vào mùa thu đông, với vị ngọt thanh dễ ăn và đi cùng với đó là rất nhiều tác dụng trong phòng và chữa bệnh. Bạn có bao giờ đặt câu hỏi, tại sao mùa thu đông thời tiết chuyển lạnh, nhưng người xưa lại khuyên chúng ta dùng củ cải – một vị thuốc tính mát hay không? Vậy củ cải trắng có tác dụng như thế nào?
1. Thanh nội nhiệt
Theo đông y, mùa thu đông là mùa mà dương khí của cơ thể thu tàng vào bên trong, âm khí của cơ thể đi ra phía ngoài, chính vì vậy bên ngoài chúng ta có thể cảm thấy lạnh, nhưng bên trong lại rất dễ bị nóng, nhiệt.
Củ cải trắng được coi là một vị thuốc cay ngọt, tính lương (mát), vừa hay có thể điều ký tạng can, thanh can hoả, thanh phế nhiệt, khiến cơ thể thoải mái dễ chịu.
2. Bổ tạng Phế
Củ cải trắng nấu canh sẽ làm giảm bớt tính mát, nhưng tác dụng tiêu đờm, điều khí vẫn còn, người đờm nhiều ăn canh củ cải trắng sẽ thấy đờm được tan dần, khí vận hành thông suốt hơn, triệu chứng ho cũng được cải thiện.
Món canh tuy đơn giản, tuy nhiên vào mùa thu đông thời tiết lạnh và khói bụi ngưng đọng nhiều thì việc dự phòng là rất cần thiết.
3. Thông tạng phủ
Bước vào mùa thu đông, con người có xu hướng vận động ít hơn, đồ ăn thức uống dễ bị ứ trệ lại nên táo bón thường xuất hiện nhiều hơn, lúc này chúng ta có thể uống ước củ cải trắng để thông lợi đại trường, trừ táo bón.
4. Giải độc rượu, thuốc lá.
Y gia Vương Mạnh Anh thời nhà Thanh (Trung Quốc) đã từng nói, củ cải trắng ngoài việc trị ho, khàn tiếng, mất tiếng thì còn có thể giải độc rượu, thuốc lá. Bạn đang trong quá trình bỏ. rượu, thuốc lá nhưng không thành công thì có thể áp dụng phương pháp nhỏ sau: rửa sạch củ cải, vắt lấy nước đắng, thêm một lượng đường thích hợp, trộn đều và ăn mỗi sáng một đĩa nhỏ trong vài ngày. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu khi hút thuốc, uống rượu trở lại. Củ cải trắng có tác dụng làm giảm cơn thèm rượu, thuốc lá ở mức độ nhất định.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165169 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67018 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46525 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36546 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30958 lượt xem )