THÀNH PHẦN HÓA HỌC, HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA HUYẾT GIÁC VÀ CÁC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRÊN THẾ GIỚI

Gửi lúc 15:06' 21/04/2023

THÀNH PHẦN HÓA HỌC

Cây huyết giác (Dracaena cambodiana) chứa hỗn hợp phức tạp nhiều hoạt chất có hoạt tính sinh học cao, trong đó cũng có nhiều hoạt chất chưa được phát hiện.

Một số hoạt chất của Dracaena cambodiana đã được công bố trong các tài liệu nghiên cứu khoa học như Saponin steroid, Phenolic, Flavonoid,... Cụ thể:

+ Saponin steroid: Dracagenin A, B

Spriroconazole A

Sprirosterol 25 Snamogenin B

+ Phenol: N-p- coumaroytyramine

1,2 –dihydroxyallylbenzen

1-O-β - D- glucopyranosyl -2- hydroxy- 4- allylbenzene

+ Flavanes: (2S)-4,7-dihydroxy-6,8-dimethylflavane

S)-5,7-dihydroxy-4-methoxy-8-methylflavane

S)-3,7-dihydroxy-4-methoxy-8- methylflavane

R)-4,7-dihydroxy-8-methylflavane

±)-3,7-dihydroxy-4-methoxyflavane
(±)-4,7-dihydroxy-3-methoxyflavane

S)-4,7-dihydroxyflavane

+ Homoisoflavonoid:  Cambodianol

+ Dẫn xuất Stilbene: Resveratrol và pterostilbene

+ Flavonoid: Hơn 11 hoạt chất Flavonoid được tìm thấy trong cây huyết giác như: Loureirin A; Loureirin B; 4′,7-dihydroxyflavone... Các Flavonoid này tạo ra tác dụng sinh học như cầm máu, giảm đau, kháng khuẩn, kháng u, điều hòa miễn dịch, chống tiêu chảy, chống viêm, chữa lành vết thương và chống đông máu.           

Trong đó, Loureirin B (C18H20O5) được coi là thành phần chính trong huyết giác, có nhiều tác dụng sinh học quý và đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học về hoạt chất này.

Theo Dược điển Việt Nam, định lượng hàm lượng loureirin B (C18H20O5) không được dưới 0,2% tính theo dược liệu khô kiệt. Theo tiêu chuẩn quốc gia Z53021666 của Trung Quốc có quy định hàm lượng loureirin B (C18H20O5) không được dưới 0,45 % tính theo chế phẩm khô kiệt.

Ở Trung Quốc, thường sử dụng chế phẩm từ cây Dracaena cochinchinensis, có thành phần hóa học tương tự như Dracaena cambodiana. Theo một nghiên cứu khác cho thấy hàm lượng loureirin B trong Huyết giác (Dracaena cambodiana) tại Việt Nam cao hơn hàm lượng loureirin B trong Dracaena cochinchinensis ở Trung Quốc [7].

TÁC DỤNG TỪNG HOẠT CHẤT TRONG CÂY HUYẾT GIÁC

STT

Tên hoạt chất

Tác dụng & cơ chế

Tài liệu khoa học số thứ tự

1

Dịch chiết hỗn hợp với dung môi cồn hoặc nước

-Tác dụng chống viêm cấp tính, chống viêm mạn tính, giảm phù với liều 8g/kg tương đương với Indomethacin 5mg/kg.

- Dịch chiết nước và dịch chiết cồn Huyết giác với liều 8g/kg, có tác dụng giảm đau tương đương với tác dụng của aspirin 200mg/kg.

 

 

[3] [4] [10]

2

Loureirin B

-Tác dụng giảm đau: thông qua điều chỉnh dòng natri trong tế bào dây thần kinh sinh ba. Qua đó, can thiệp trực tiếp vào quá trình dẫn truyền cảm giác của tế bào thần kinh.

 

-Hạn chế sự hình thành huyết khối và làm giảm độ nhớt của máu toàn phần, máu huyết tương trên mô hình chuột bị ứ máu cấp tính.

 

-Ức chế hình thành sẹo lồi bằng cách ngăn chặn sự tăng sinh và biệt hóa nguyên bào sợi thông qua chu trình tái phân phối tế bào.

Ức chế sự tăng sinh quá mức của chất nền ngoại bào; có lợi cho vết thương nhờ sự sắp xếp các sợi collagen một cách có trật tự, giúp nhanh lành vết thương, nhờ đó ngăn ngừa sự hình thành sẹo lồi.

Cung cấp các chất dinh dưỡng và oxy thiết yếu đến vị trí vết thương, thúc đẩy quá trình hình thành mô hạt, hình thành mạch, giúp nhanh tái tạo da non.

 

[6] [8] [9]

3

Loureirin A

Chống kết tập tiểu cầu thông qua việc ức chế con đường tín hiệu PI3K/AKT trong tiểu cầu

[9]

4

4′,7-dihydroxyflavone

Chống viêm: Ức chế các yếu tố gây viêm như COX – 2, TNF-α và IL-6

[9]

5

Resveratrol và pterostilbene

Có hoạt tính ức chế mạnh tiểu cầu với tỉ lệ ức chế lần lượt là 40 và 57,7% khi nồng độ là 100µg

Chống oxy hóa, kháng khuẩn mạnh

[7]

6

Flavanes

Kháng khuẩn: Chống lại các vi khuẩn chủng Staphylococcus Aureus (tụ cầu) và Candida Albicans

[1]

7

Homoisoflavonoid

Chống tế bào ung thư: Kháng lại các tế bào gây ung thư dạ dày SGC-7901 và tế bào gây bệnh bạch cầu K562 ở người

[2]

8

Phenol

- Kháng nấm: hoạt tính kháng nấm sợi Aspergillus niger, Fusarium oxysporum.

[5]

9

Saponin steroid

-Có tác dụng kháng sinh mạnh: kháng trực khuẩn mủ xanh Pseudomonas aeruginosa, kháng tụ cầu vàng Staphylococcus aureus

-Kháng nấm: hoạt tính kháng nấm sợi Aspergillus niger

-Gây độc cho một số tế bào ung thư như: Hep-2, Lu, and RD

 

[3] [9]

[1] Nghiên cứu “Flavanes from Dracaena cambodiana”, Jian Liu, Hao-Fu Dai, Jiao Wu, Yan-Bo Zeng, and Wen-Li Mei; Institute of Tropical Bioscience and Biotechnology, Chinese Academy of Tropical Agricultural Sciences, Haikou 571101, Hainan, P. R. China. Z. Naturforsch. 2008, 63b, 1407 – 1410; received August 12, 2008

[2] Nghiên cứu “A new cytotoxic homoisoflavonoid from Dracaena cambodiana”, Jian Liu a , Wen-Li Mei a , Jiao Wu a , You-Xing Zhao b , Ming Peng a & Hao-Fu Dai. Đăng tại Institute of Botany , Chinese Academy of Sciences , Kunming, China; 13 Feb 2009.

[3] Đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây huyết giác Dracaena Cambodiana Pierre Ex Gnagnep”, Đoàn Thị Hiền, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành hóa học, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, năm 2011.

[4] Dương Thị Ly Hương, Trần Mạnh Dũng ( 2006), Nghiên cứu tác dụng chống viêm và độc tính cấp của Huyết giác;Tạp chí Dược liệu; 2; tr.63-69.

[5] Nghiên cứu “ANTIFUNGAL CONSTITUENTS FROM THE STEMS OF DRACAENA CAMBODIANA”, Nguyen Hai Dang1, Phan Van Kiem1, Chau Van Minh1, and Tran Thu Huong, Institute of Natural Products Chemistry, Vietnamese Academy of Science and Technology, Faculty of Chemical Technology, Hanoi University of Technology, 1 November 2007

[6] Nghiên cứu “Loureirin B inhibits fibroblast proliferation and extracellular matrix deposition in hypertrophic scar via TGF-β/Smad pathway”, Xiaozhi Bai*; Ting He*; Jiaqi Liu*; Yunchuan Wang*; Lei Fan; Ke Tao; Jihong Shi; Chaowu Tang; Linlin Su#; Dahai Hu

[7] Nghiên cứu “Simultaneous quantification of five major constituents in stems of Dracaena plants and related medicinal preparations from China and Vietnam by HPLC–DAD”, Lan-Lan Fan,a,b Peng-Fei Tu,b Hu-Biao Chena,* and Shao-Qing Caib*, 2009.

[8] “Effects of dragon's blood resin and its component loureirin B on tetrodotoxin-sensitive voltage-gated sodium currents in rat dorsal root ganglion neurons”, Sci China C Life Sci. 2004 Aug;47(4):340-8.

[9] “Systems Pharmacology-Dissection of the Molecular Mechanisms of Dragon’s Blood in Improving Ischemic Stroke Prognosis”, Meng Jiang,1 Xing Su,2 Jianling Liu,3 Chunli Zheng,3 and Xiaogang Li, 2020

[10] “Nghiên cứu sơ bộ thành phần hóa học và tác dụng chống viêm, giảm đau của huyết giác”, Trần Mạnh Dũng, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, 2005.

LONG HUYẾT P/H THUỐC THẢO DƯỢC DUY NHẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG ĐƯỢC CẤP PHÉP, BÀO CHẾ TỪ VỊ THUỐC HUYẾT GIÁC

Long huyết P/H là thuốc thảo dược được bào chế từ cao khô huyết giác. Long huyết P/H là một trong những sản phẩm có mức độ sử dụng rộng rãi, được các bác sĩ chuyên khoa nhắc đến như một sản phẩm thảo dược thiết yếu - không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình, giúp: Tan bầm tím, giảm phù nề, sưng đau, mau lành vết thương. Long huyết P/H hiện là thuốc điều trị duy nhất trên thị trường có thành phần từ 100% cao khô huyết giác, không phải thực phẩm chức năng. Thuốc được sản xuất trên dây truyền đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới GMP - WHO. 

Thuốc Long huyết P/H có tác dụng trong các trường hợp:

- Giúp tan bầm tím, giảm sưng đau, bong gân, chấn thương do va đập, bị đòn, té ngã, tai nạn lao động, giao thông, luyện tập thể dục thể thao.

- Giúp mau lành vết thương hở ngoài da: Vết trầy xước, vết cắt do dao kéo, vết loét do nằm lâu.

- Vết thương do phẫu thuật ngoại khoa: Kết hợp sử dụng Long huyết P/H trong quá trình điều trị giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhanh phục hồi.

- Giúp nhanh phục hồi sau phẫu thuật thẩm mỹ (hút mỡ, nâng mũi, nâng ngực, nâng vòng 3, độn cằm, nhấn mí, tiêm filler,...) và giúp nhanh lên màu tươi tự nhiên sau phun xăm môi, mày...

Đông dược Phúc Hưng - Thuốc Nam của người Việt