Những góc nhìn mới về cây huyết giác

Gửi lúc 10:29' 11/10/2022

Cây huyết giác từ lâu đã được biết đến như một loại thảo dược quý với khả năng vượt trội giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm bầm tím và phù nề. Nhờ ứng dụng cao trong y học mà huyết giác luôn được các nhà khoa học nghiên cứu và tìm tòi. Để rõ hơn, hãy cùng khám phá những điểm thú vị mà bạn chưa biết về loài cây này nhé.

1. Điểm nổi bật về cây huyết giác

Khác hẳn với một số loại cây được tìm thấy trên ngọn núi đất. Cây huyết giác lại vô cùng khác lạ khi chỉ sống trên các vách đá vôi xanh tại vùng Quảng Ninh, Nam Định, Hà Tây, Hà Nam và Nghệ An. 

Thông thường, các cây sau khi đã già, đổ nát hoặc chết đi thì mới có gỗ. Phần gỗ thành huyết giác sẽ có màu đỏ và phần lớn đều không có mùi. Trên bề mặt phần màu đỏ này cảm tưởng như do một loài sâu đục khoét. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa lý giải được nguyên nhân do sâu hay do nấm gây ra huyết giác và thời gian từ lúc cây chết đến lúc hình thành huyết giác mất bao nhiêu năm. 

Nguyên liệu chính được sử dụng trong y học với nhiều công dụng khác nhau chính là phần thân gỗ hóa màu đỏ. Vậy huyết giác có công dụng gì mà các nhà khoa học lại đánh giá cao?

Huyết giác được coi là thảo dược quý trong Đông Y

2. Y học công bố thực hư về tác dụng của cây huyết giác

Đã từ lâu, theo kinh nghiệm dân gian, rất nhiều các thầy thuốc đã sử dụng huyết giác trong các bài thuốc gia truyền để điều trị và cải thiện tình trạng bệnh trên nhiều đối tượng bệnh lý khác nhau. Nhờ thành phần lành tính, dễ tìm, hiệu quả lâm sàng cao, huyết giác như một điểm sáng không chỉ trong ứng dụng Đông y mà còn xuất hiện cả trong Tây y

2.1. Theo Đông y

Huyết giác có vị đắng chát, tính bình, quy kinh can và thận. Vì vậy khi dùng theo đường uống có tác dụng hoạt huyết chuyên dùng để chữa trị các vết thương bị tụ máu, sưng bầm tím, phụ nữ sau sinh huyết hôi ứ trệ, bế kinh. Dùng bôi ngoài giúp vết thương nhanh lành, liền sẹo, chống viêm dùng các trường hợp vết thương chảy máu, vết mụn nhọt lâu lành, không liền…

2.2. Theo Tây y

Được biết hoạt chất màu đỏ tan trong cồn, chuyển thành màu vàng cam trong môi trường kiềm từ cây Huyết giác có vô vàn các tác dụng tuyệt vời.

- Tác dụng chống đông máu: Một thí nghiệm được tiến hành trên ống kính đánh giá khả năng đông máu từ dịch chiết của cây huyết giác. Kết quả cho thấy, chính dịch chiết đó đã ngăn cản khả năng kết tập tiểu cầu từ ADP gây nên.

- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn và nấm: Vẫn tiếp tục được tiến hành thí nghiệm trên ống kính từ dịch chiết huyết giác. Chỉ sau một thời gian rất ngắn dịch chiết này không chỉ ngăn chặn tốc độ phát triển của vi khuẩn Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus ) mà còn tiêu diệt tận gốc một số loại nấm như  Candida albicans xuất hiện xung quanh tấm kính.

Nghiên cứu khoa học về hoạt chất Dracagenin B trong huyết giác có hoạt tính kháng mạnh trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng và nấm sợi của PGS.TS Nguyễn Thị Hương được cấp bằng sáng chế vào tháng 9 năm 2011

- Giúp giãn mạch, giảm đau nhanh: Theo kết quả nghiên cứu đề tài của dược sĩ Đặng Thị Mai An - Bộ môn Thực Vật, Đại học Dược Hà Nội cho biết: “Tiến hành nghiên cứu tác dụng giãn mạch trên tai thỏ cho thấy với dịch chiết huyết giác tan trong rượu với nồng độ 1/270 cho cả tác dụng giãn mạch và giảm đau” 

- Tác dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh: Trong thành phần cao khô huyết giác có hàng loạt các hoạt chất như Flavonoid, phenolic, Saponin... Chính các thành phần này giúp ngăn chặn các gốc tự do, chống oxy hóa, chống viêm tăng cường sức miễn dịch cho cơ thể. 

3. Chuyên gia nói gì về công dụng của huyết giác trong việc giảm sưng đau, phù nề. 

Hầu hết người dân Việt khi có biểu hiện đau, sưng tấy do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra đều lựa chọn các thuốc giảm đau, chống viêm để điều trị. Ngoài ưu điểm cho hiệu quả nhanh chóng, tức thì thì việc sử dụng thuốc Tây không đúng liều lượng, quá lạm dụng lại  tiềm ẩn những tác dụng phụ khó lường. Vì thế xu hướng tìm đến các thảo dược thiên nhiên luôn là lựa chọn hàng đầu được các thầy thuốc và người bệnh tin dùng. 

Được biết hiện nay, cây huyết giác đang được đánh giá cao nhờ khả năng giảm sưng đau, bầm tím và phù nề do các tổn thương khác nhau như chấn thương, phẫu thuật hay phẫu thuật thẩm mỹ. 

Chia sẻ về công dụng của cây huyết giác, Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi - cây đại thụ của nền y học Cổ truyền Việt Nam cho biết: “ Công dụng của cây huyết giác đã được cập nhật trong cuốn những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, huyết giác được dùng để chữa các trường hợp ứ huyết, bị thương máu tím bầm không lưu thông. Dùng được cho cả nam và nữ. Với liều dùng từ 10 đến 20g dưới dạng thuốc sắc, thuốc ngâm rượu và xoa”

Cùng nghiên cứu về tác dụng từ cây huyết giác, dược sĩ Tào Văn Chiến - Hội Đông y Thành phố Hà Nội nhận định:” Từ xa xưa tính chất của huyết dáng có vị đắng chát tính bình có tác dụng hoạt huyết, sinh cơ và hành khí nên rất hay dùng trong trường hợp vết thương bầm tím, vết va đập trong  luyện tập thể dục thể thao và dùng trong trường hợp phong thấp, đau xương”. 

Dược sĩ Tào Văn Chiến chia sẻ về công dụng của huyết giác 

4. Huyết giác được ứng dụng trong lâm sàng như thế nào?

Chính những tác dụng tuyệt vời từ cây huyết giác mà từ xưa đến nay, y học đã sử dụng rất nhiều huyết giác trong các bài thuốc dân gian nhằm phát huy được tối đa hiệu quả điều trị  từ thảo dược quý này. 

- Chữa đau nhức, bầm tím, phù nề: Bài thuốc gồm 5 vị dược liệu Huyết giác, Quế chi, Thiên niên kiện, Đại hồi, Địa liền mỗi vị 20g được tán nhỏ ngâm cùng 500ml rượu 30 độ. Để nguyên trong đó sau khoảng 1 tuần, chắt kiệt, bỏ phần bã. Phần rượu ngâm còn lại sẽ được bôi xoa bóp khi bị thương do ngã, đau tức, bầm tím tụ máu…
- Chữa viêm đa khớp dạng thấp: Đây là bệnh lý gây rất nhiều những khó khăn cho người bệnh, nếu không được điều trị kịp thời các biến chứng về teo cơ, tàn phế rất có thể sẽ xảy ra. Đối với trường hợp này, người bệnh có thể phối hợp huyết giác cùng Huyết đằng, Hy thiêm, Thổ phục linh, Ngưu Tất, Sinh địa, rễ Cà Gai Leo sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Hy vọng với những thông tin hữu ích về huyết giác được chia sẻ trong nội dung bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn toàn diện về loại thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng bầm tím sưng đau sau phẫu thuật, chấn thương hay phẫu thuật thẩm mỹ...hãy liên hệ trực tiếp đến số hotline 1800. 545.435 để được các dược sĩ tư vấn và giải đáp nhanh nhất. 

Thuốc thảo dược

LONG HUYẾT P/H

TAN BẦM TÍM – GIẢM PHÙ NỀ - MAU LÀNH VẾT THƯƠNG

Thành phần: (Cho 1 viên) Cao khô huyết giác 280mg (tương đương với 4g dược liệu)

Công dụng:

Hành huyết, tiêu sưng, tiêu huyết ứ, giảm đau.

Long Huyết P/H giúp:

- Trị bầm tím, làm tan nhanh các vết bầm tím, máu tụ dưới da, phù nề, sưng đau do va đập, bị té ngã, đánh nhau, tai nạn giao thông, lao động, thể thao hoặc sau phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình, phẫu thuật thẩm mỹ.

- Thúc đẩy quá trình lên da non. Giúp vết phẫu thuật, loét, trầy xước, mau lành, vết thương hở ngoài da mau lành, chóng "liền miệng", hạn chế để lại sẹo xấu, sẹo lồi mất thẩm mỹ.

Cách dùng - Liều dùng:

Ngày uống 3 lần sau bữa ăn. Người lớn 4 – 6 viên/lần. Trẻ em 2 – 3 viên/lần.

Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng 96 – 98 Nguyễn Viết Xuân - Hà Đông – Hà Nội

Số giấy xác nhận: 0791/2018/XNQC/QLD

ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN TRƯỚC KHI DÙNG