Ngộ nhận về sức khỏe ngày hè
Làm thế nào để giữ gìn sức khỏe tốt nhất trong những ngày hè nóng bức? Có khá nhiều quan niệm chúng ta cho là tốt cho sức khỏe nhưng thực ra không phải vậy.
Tắm nước lạnh là cách hạ nhiệt nhanh nhất. Tắm nước lạnh vào ngày hè nóng nực nghe hợp lý nhưng có thể xảy ra trường hợp đột biến. Lý do là cơ thể đột nhiên đang từ nóng hầm hập tiếp xúc với lạnh ngắt, cơ chế tự vệ sẽ được kích hoạt. Khi đó, mạch máu teo lại, cản trở sự lưu thông máu, có thể dẫn đến hậu quả là cảm lạnh, tăng nhịp tim, huyết áp, co cơ, căng thẳng thần kinh... Để tránh phản ứng tự vệ này, các chuyên gia khuyến cáo nên tắm vòi sen bằng nước ấm thay vì nước lạnh. Đồng thời, cách tốt nhất để đánh bại cái nóng là ăn uống thứ gì đó lạnh, thân nhiệt sẽ giảm từ từ.
Không thể cháy nắng nếu trời nhiều mây. Nếu quên kem chống nắng vào một ngày nhiều mây, da bạn vẫn có thể sẽ bị cháy nắng như thường. Các tia tử ngoại có thể đi xuyên qua những đám mây, vì thế các chuyên gia da liễu đã phải điều trị nhiều cho những bệnh nhân bị cháy nắng do không sử dụng kem chống nắng vào những ngày nhiều mây khi chơi quần vợt hay đi tắm biển.
Thức uống nào cũng giúp tránh mất nước. Sự thật không phải như vậy, bởi một số đồ uống rất được ưa chuộng mùa hè lại có tác dụng lợi tiểu, dẫn đến mất nước. Đó là thức uống chứa caffeine, nước giải khát và đồ uống. Đồ uống có lượng đường cao, chẳng hạn như nước ngọt và nước trái cây, đòi hỏi cơ thể kéo chất lỏng từ các tế bào ra để chuyển hóa và loại bỏ chúng. Điều này dẫn đến một vòng luẩn quẩn là bạn có thể khát hơn nếu dùng nước giải khát để làm dịu cơn khát. Mùa hè, nước vẫn là tốt nhất, sau đó là nước ép trái cây, nước rau ép và các loại trà thảo dược. Nếu không uống được nước lọc, có thể thay đổi khẩu vị như thêm vào lát dưa chuột, dâu tây, chanh…
Trời nắng nóng sẽ đốt cháy nhiều calo hơn. Nhiệt độ không phải là yếu tố đóng góp nhiều đến việc đốt cháy năng lượng bởi hoạt động trong môi trường quá nóng hay quá lạnh đều đòi hỏi cơ thể tự điều chỉnh. Sự trao đổi chất khi đó có thể tăng lên, nhưng chỉ đủ để giữ cho thân nhiệt ở mức độ bình thường. Ví dụ, nếu bạn tập thể dục trong thời tiết nóng, một lượng calo được huy động để toát mồ hôi, nhưng cơ thể có thể dễ dàng điều chỉnh, vì vậy lượng calo tiêu thụ không đáng kể.
Ngày dài làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ. Không đúng, vì ánh sáng ban ngày không thể làm xáo trộn chu kỳ giấc ngủ. Cơ thể tuân theo một lịch trình với mục tiêu ngủ 8 tiếng mỗi đêm, do đó sẽ không phụ thuộc vào thời gian ban ngày. Nếu ngày hè khiến bạn cảm thấy tỉnh táo hơn vào buổi tối, hãy thư giãn trong 1 tiếng trước khi đi ngủ bằng cách tắt tất cả các thiết bị công nghệ, tránh tập thể dục nặng trước giờ đi ngủ, để phòng ngủ tối, mát mẻ sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Điều hòa không khí tăng nguy cơ nhiễm lạnh. Máy lạnh là giải pháp hữu hiệu trong những ngày hè nóng bức nhưng một số người tin rằng, nhiệt độ quá thấp, chênh lệch hẳn với bên ngoài có thể làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh. Thực ra không phải như vậy. Cảm lạnh là do virus, không phải do không khí lạnh. Tuy nhiên, những người bị dị ứng có thể có nguy cơ cảm lạnh cao hơn nếu không khí trong phòng bị ô nhiễm. Ngoài ra, điều hòa nhiệt độ cũng làm mất độ ẩm trong không khí, khiến xoang mũi bị khô, gây ra dị ứng ở một số người. Bởi vậy, chú ý làm vệ sinh thường xuyên bộ lọc điều hòa sẽ giúp bạn có một không khí trong lành, giảm nguy cơ bị cảm lạnh.
Ngâm mình trong bể bơi có thể thay thế vòi hoa sen. Khi bạn đã dành cả ngày dưới ánh nắng mặt trời, chỉ cần ngâm mình trong bể bơi là đủ, không cần tắm? Thực sự không phải như vậy. Bạn sẽ vẫn cần tắm, kể cả sau khi ra bể bơi trừ khi mức độ clo trong bể đủ cao để tiêu diệt các vi khuẩn hoặc đó là bể bơi riêng của bạn. Nguyên nhân tắm vòi sen với nước và xà phòng có tác dụng tẩy các tế bào da chết và vi khuẩn trong khi ngâm mình trong bể bơi không làm được điều đó.
St
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165169 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67018 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46525 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36546 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30958 lượt xem )