Độc hoạt tang ký sinh và tam tý thang
Đây có lẽ là hai bài thuốc cổ phương nổi tiếng mà hẳn nhiều người trong chúng ta đều biết, lý do bởi vì nó chữa một nhóm bệnh mà quá nhiều người dù thanh niên, trung niên hay người cao tuổi đều gặp, đó là đau lưng, đau thần kinh tọa,… Thành phần hai bài thuốc này giống nhau đến 80 - 90% chỉ khác nhau ở vài vị thuốc. Độc hoạt tang ký sinh có 15 vị thì Tam tý thang có 16 vị. Bài Độc hoạt tang ký sinh chỉ cần bỏ vị Tang ký sinh rồi thêm vào Hoàng kỳ và Tục đoạn là thành bài Tam tý thang.
Bài thuốc cổ phương Tam tý thang - phụ phương của “Độc hoạt tang ký sinh” - bài thuốc của Danh y Tôn Tư Mạo (581-682) đời nhà Đường
Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh
Nói về bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang, có công dụng chính là khử phong hàn thấp, chỉ tý thống, ích can thận, bổ huyết. Nếu chỉ đơn thuần nhìn vào công dụng thì thật khó mà hiểu được cách dùng hay nhất của bài thuốc này. Đầu tiên hãy tìm hiểu cơ chế tác dụng của bài Độc hoạt tang ký sinh trước rồi sau đó sẽ nói về bài Tam tý thang. Để tiện tìm hiểu, bài Độc hoạt tang ký sinh gồm 15 vị thuốc mình sẽ chia làm thành 4 nhóm chính.
Nhóm 1: Độc hoạt - Phòng phong - Tế tân - Tần giao
Độc hoạt là một trong những vị thuốc rất mạnh để trừ khử phong hàn thấp, đặc biệt vùng chi dưới (khác với Khương hoạt xu hướng chi trên). Để mà nói về trừ khử phong hàn thấp (hỗn hợp cả phong cả hàn và cả thấp) vùng chi dưới thì không vị nào sánh bằng Độc hoạt. Cho nên vị Độc hoạt chính là quân dược, tuy nhiên độc hoạt vị rất đắng nên khi kê lưu ý liều lượng. Tế tân thì xu hướng phát tán phong hàn, chỉ thống giảm đau. Phòng phong thì trừ khử phong. Tần giao thì trừ phong thấp kiêm thư cân. Cả ba vị tế tân, phòng phòng và tần giao đều có tác dụng hỗ trợ Độc hoạt. Nhóm này là nhóm tiêu diệt nguyên nhân gây bệnh, với chủ lực là Độc hoạt.
Nhóm 2: Tang ký sinh - Đỗ trọng - Ngưu tất - Quế tâm
Tang ký sinh là vị thuốc rất hay ở điểm vừa bồi bổ can thận đồng thời khu phong trừ thấp. Nghĩa là bổ bên trong và tả bên ngoài; bên trong bồi bổ can thận củng cố cái gốc, song song với đó ở bên ngoài lại kiêm thêm tiêu diệt phong thấp (xu hướng chỉ tác động vào phong và thấp, không tác động vào hàn). Là một vị thuốc hai công năng, hai tác dụng. Đỗ trọng bổ can thận dưỡng cân cốt, hỗ trợ thêm tác dụng bổ bên trong của tang ký sinh. Quế tâm ôn thông kinh mạch tán được hàn tà nên bổ trợ được cho tang ký sinh. Ngưu tất bổ can thận, đuổi phong thấp kiêm hoạt huyết, tuy nhiên dùng ngưu tất trong trường hợp này không phải với tác dụng như vậy, mà mục đích là dẫn thuốc dẫn hỏa đi xuống; làm tăng tác dụng của bài thuốc dồn xuống vùng chi dưới.
Nhóm 3: Xuyên khung - Đương quy - Thục địa - Bạch thược
4 vị thuốc này chính là bài tứ vật giữ nguyên không thêm bớt vị nào. Tác dụng dụng tứ vật trong bài này để bổ huyết, bổ huyết ở đây là bổ toàn cơ thể. Theo nguyên lý bổ huyết hoạt huyết, vì huyết hành phong tự diệt.
Nhóm 4: Nhân sâm - Bạch linh - Cam thảo
Dùng 3 vị này với tác dụng bố khí ích khí vì để huyết lưu thông tốt cần có khí dẫn đường. Bạch linh có tác dụng khơi thông đường, dẫn huyết về Can làm cho khí và huyết tương hợp, từ đó mà khí huyết song hành. Khi học các vị thuốc để dễ nhớ thường hay học mẹo là tứ quân bỏ truật, tứ vật để nguyên. Thực tế là bài tứ quân chả liên quan gì ở đây, chỉ vì có 3 vị trong bài tứ quân xuất hiện nên học mẹo như vậy cho dễ nhớ, chứ Bạch truật không liên quan gì, nên đừng hỏi tại sao dùng tứ quân lại bỏ Bạch truật.
Từ cơ chế tác dụng của bài thuốc chúng ta có thể nhận thấy bài này chữa hay nhất các chứng "can thận hư khí huyết dưỡng cân cốt không đầy đủ từ đó mà phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập gây bệnh". Còn các chứng như tà khí quá mạnh thừa cơ xâm nhập trong khi cân cốt vẫn được nuôi dưỡng đầy đủ thì dùng bài này tác dụng chậm phải gia thêm vị. Thứ hai là vì đánh một phát cả 3 loại tà khí là phong, hàn và thấp nên tác dụng phân giải hơn. Trường hợp bị nhiễm bệnh chỉ do mỗi phong thấp thì không hay bằng Phòng phong thang; hoặc mỗi hàn thấp thì không hay bằng Ô đầu thang. Chung quy lại trường hợp mà không phân biệt được rõ phong hàn thấp xu hướng tà khí nào trội hơn thì bài này là tuyệt vời nhất.
Tam tý thang là bài thuốc bắt nguồn từ Độc hoạt tang ký sinh bỏ Tang ký sinh gia thêm Hoàng kỳ và Tục đoạn. Như đã nói ở trên tang ký sinh một vị thuốc hai công năng vừa bổ can thận vừa trừ phong thấp nên tác dụng cũng giàn trải hơn bởi vì không chuyên về tác dụng nào. Bỏ tang ký sinh thay vào đó là Tục đoạn, thì tục đoạn tác dụng chuyên biệt hơn chỉ có một tác dụng duy nhất là bổ can thận để dưỡng cân cốt. Lý do thứ hai bỏ tang ký sinh dùng tục đoạn là bởi vì tục đoạn kết hợp với đỗ trọng là cặp bài trùng để bổ can thận dưỡng cân cốt, cặp này là cặp số 1 về chức năng này. Dùng thêm Hoàng kỳ trong trường hợp này để tăng sức lưu thông khí huyết, có hoàng kỳ dẫn đường thì khí huyết lưu thông khắp kể cả ngoài biểu vệ, da lông, khoảng gân cốt lẫn cả bên trong tạng phủ (vì hoàng kỳ chủ biểu vệ, vệ khí mà nhân sâm không có được). Từ đó mà Tam tý thang vẫn lấy nền tảng của Độc hoạt tang ký sinh nhưng nếu trường hợp cơ thể có khí hư, khí trệ, bệnh lâu ngày dùng Độc hoạt tang ký sinh không hiệu quả thì lúc đó Tam tý thang phát huy hiệu quả.
Tam tý thang
Đây là một bài thuốc rất hay, dùng rất phổ biến bởi vì phổ tác dụng của nó rất rộng, gần như bao toàn bộ các nguyên nhân gây bệnh, vừa tấn công đánh đuổi tà khí ở bên ngoài, lại củng cố bồi bổ ở bên trong. Đứng trước BN nếu chúng ta chưa có kinh nghiệm phân biệt rõ phong hay hàn hay thấp cái nào trội hơn thì dùng bài này rất yên tâm, không bao giờ lo đánh trượt tà khí, kiểu gì nó cũng trúng, chỉ là trúng mạnh hay nhẹ mà thôi.
Thấp Khớp Hoàn P/H là một sản phẩm được sản xuất dựa trên bài thuốc cổ phương "Tam tý thang" (phụ phương của bài Độc hoạt tang ký sinh thang) nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược, có tác dụng dưỡng can thận, bổ khí huyết, khu phong, tán hàn trừ thấp, giảm đau nhức xương khớp.
Tổng đài bác sĩ tư vấn 1800 5454 35
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165112 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66971 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46285 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36513 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30758 lượt xem )