Thời tiết chuyển mùa và kinh nghiệm điều trị ho của các Danh y cổ
Ho là một triệu chứng hay gặp trên lâm sàng, là phản ứng của thay đổi ở đường hô hấp. bất luận là loại nguyên nhân gì, chỉ cần nó xâm nhập vào phế hoặc ảnh hưởng đến phế khí, đều có thể dẫn đến ho, ho là là phản ánh sự nghịch lên của phế khí hoặc là nói sự không hạ giáng của phế khí. Nhưng từ góc độ sinh lý bệnh lý mà nói, ho là sự thay đổi phản ứng tuyên phát phế khí dưới ảnh hưởng của nguyên nhân.
Trị ho phải chú ý thuận theo tính tuyên phát của tạng phế, đây là điểm rất quan trọng. nhưng nguyên tắc quan trọng hơn là phải tiêu trừ được nguyên nhân dẫn đến ho. Trị bệnh phải tìm đến gốc bệnh, gốc chính là nguyên nhân dẫn đến ho: Hàn thì ôn và tán nó; nhiệt thì tân lương tuyên tán, thấp thì phương hương hóa thấp, táo thì nhuận táo tán nó, tùy chứng mà chọn cách chế phù hợp.
Người cơ thể chính khí hư nhược dẫn đến ho, người này sở dĩ có ho vẫn là phải có tà. duy có tà cho nên ho; chính khí của nó bất túc, nên tuyên phế bất lực, cho nên thấy đặc trưng của ho khí hư, kéo dài liên miên không khỏi. Chứng này hư thực thác tạp, từ đó chứng này không chỉ đơn thuần áp dụng pháp bổ khí, trị ho do khí hư cần trong bổ khí dùng thêm thuốc tiêu đạo, đạo lý của nó chính là ở chỗ này, như Gia vị cứu phế ẩm, Sâm tô ẩm, thanh táo cứu phế thang..đều thể hiện nguyên tắc này.
Đông y cho rằng, người tiếng ho nông thì vị trí bị bệnh nông, tiếng ho sâu trầm thì vị trí bị bệnh sâu; người ho khan đa số bệnh ở trên, ho nhiều đờm đa phần vị trí bị bệnh ở dưới, khạc đờm trắng loãng đa phần vị trí bị bệnh nông, ho ban đêm đa phần người ho nửa đêm về sáng vị trí bị bệnh tương đối sâu. Về Vị trí bị bệnh phải chú trọng dùng thuốc giải biểu vị tân, tân để tán nó, vị trí bệnh ở dưới phải chú trọng thâu phát, đồng thời cần hóa đàm, lý khí.
Trên lâm sàng thường căn cứ và phân thể để biện chứng trị ho như sau:
1. Hàn thương phế
Nguyên nhân của bệnh cảm nhiễm hàn tà, xâm nhập vào phế, lâm sàng đặc trưng là : có triệu chứng chung là ngoại cảm hàn nhiệt, không có mồ hôi, tắc mũi, chẩy nước mũi hoặc không có loại triệu chứng này cũng chính là nói hoặc là chứng biểu hàn, hoặc là không có chứng biểu hàn. Trọng điểm là ở chứng ho hoặc kiêm khó thở, đờm trắng, phần nhiều trắng loãng, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, mạch phù huyền hoặc khẩn, trị nó dùng Hạnh tô tán.
Nếu kiêm có hàn ẩm đình trong phế hoặc đình dưới tâm, trị nó dùng Tiểu thanh long thang, có thể cân nhắc tình trạng bệnh mà gia giảm Hạnh nhân, Phục linh, Xạ can...; nếu hàn ẩm uất kết lâu ngày hóa nhiệt, kiêm thấy phiền táo hoặc miệng khát, mạch hoạt, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ướt dùng Tiểu thang long thang của Trương Trọng Cảnh gia Thạch cao để điều trị.
Bài thuốc Tiểu thang long thang của Danh y Trương Trọng Cảnh cách đây hơn 1500 năm
2. Nhiệt thương phế
Phong nhiệt phạm phế mà ho, đa phần thấy miệng khô họng đau, khác đờm khó, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch phù mà sác, hoặc là có thể thấy sốt, ra mồ hôi, đau đầu..triệu chứng biểu nhiệt, trị nó dùng Ma hạnh thạch cam thang hoặc Tang cúc ẩm gia giảm.
Nội nhiệt dẫn đến ho, chứng thấy ho khan ít đờm, hoặc trong đờm có dây máu, phiền táo miệng khát, tiểu đậm đại tiện táo. Do mộc hỏa hình kim dẫn đến ho, bệnh nhân táo cấp dễ nộ, ngực sườn đau tức, mạch thốn khẩu phù sác hoặc huyền sác; trị nó dùng Tả bạch tán gia Sơn Chi tử, Hoàng cầm, Tỳ Bà diệp, Triết Bối mẫu, Toàn Qua lâu; ho đau gia Xạ can; trong đờm có dây máu gia Bạch Mao căn, nếu đờm nhiều dính như cháo dùng Bách hợp kim vĩ kinh thang, nếu thuộc can hỏa phạm phế dùng Hợp Đại cáp tán để điều trị.
3. Thấp thương phế
Loại ho này trên lâm sàng gặp tương đối nhiều, đặc điểm của nó là ho rất nhiều đờm, ngực tức không đói hoặc thấy trào ngược, họng đau hoặc thấy sau giờ ngọ sốt, miệng không khát, sắc mặt vàng nhạt, mạch huyền tế và nhu, rêu lưỡi trắng bẩn và dầy. Trong đó, rêu lưỡi có ý nghĩa rất quan trong biện chứng, nếu thấy rêu lưỡi trắng bẩn và dày, bất luận là bệnh mới hay lâu, cũng bất luận mạch tượng như thế nào, lập tức có thể dùng Cam lộ tiêu độc đan.
Nếu như thấp nặng, có thể dùng hợp Tam nhân thang, nếu thuộc ho lâu ngày do nội thương, chứng thấy đờm nhiều sắc trắng, ngực buồn bực ăn kém, mệt mỏi có thể dùng Nhị trần thang gia giảm để điều trị.
Bài thuốc nhị trần thang
4. Táo thương phế
Biểu hiện đặc trưng của nó trên lâm sàng là sốt hơi sợ gió lạnh, đau đầu, miệng khát, họng khô, mũi táo, ho ít đờm hoặc ho khan, tiểu ít và vàng, đầu lưỡi và 2 bên đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng và khô, mạch phù sác, mạch bên phải đại, trị nó dùng Tang diệp thang. Nếu như ho khan không đờm, hoặc ít đờm và táo, thâm chí trong đờm có dây máu, khó thở khí ngược, lồng ngực đau tức, hụt hơi mệt mỏi thì dùng Thanh táo cứu phế thang.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165171 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 67018 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46528 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36547 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30959 lượt xem )