Đan sâm – Vị thuốc điều trị rối loạn chuyển hoá

Gửi lúc 11:02' 26/09/2024

Khi nói đến Đan sâm thường hay nhắc đến câu "Nhất vị Đan sâm ẩm, cộng đồng Tứ vật thang", nghĩa là nếu Đan sâm dùng độc lập tác dụng có thể tương đương bài Tứ vật thang. Đan sâm có thể nói là vị thuốc nổi tiếng nhất trong chương thuốc lý huyết, ngày nay được quan tâm và dùng nhiều bậc nhất trên thị trường ở Việt Nam lẫn trên thế giới.

Vị thuốc đan sâm xếp ở vị trí đầu tiên của các thuốc lý huyết

Đan sâm có bề ngoài màu đỏ, vị đắng nếu xét theo ngũ hành quy kinh thì đây là vị thuộc có đầy đủ yếu tố quy nạp vào tạng Tâm, mà tâm lại chủ về huyết thúc đẩy huyết vận hành, nên đan sâm là vị chuyên hành ở phần huyết. Nên phàm các chứng ứ trệ ở phần huyết đều có thể dùng Đan sâm. Tác dụng hoạt huyết khứ ứ, đây là tác dụng mạnh mẽ nhất của Đan sâm. Có thể kể đến các chứng đau do ứ huyết như kinh nguyệt không đều, thống kinh; các cơn đau do khí trệ, đau ứ huyết trong các trường hợp chấn thương,…. Hoặc cũng có thể kể đến các trường hợp đau tê, các khớp sưng tấy đỏ đau. Đan sâm hoạt huyết trừ được ứ huyết, đồng thời sinh được huyết mới do đó có thể coi đan sâm là vị vừa hành huyết lại vừa bổ huyết.

Ngoài ra Đan sâm tính lương nên dùng rất tốt với các chứng có nhiệt ở trong huyết. Có thể kể đến các nguyên nhân như huyết hư sinh nhiệt, huyết ứ sinh nhiệt hoặc âm hư sinh nội nhiệt,…. Huyết có nhiệt, nhiệt biến thành độc, nhiệt độc kết hợp tràn ra ngoài bì phu cơ nhục hình thành mụn nhọt hoặc tích lại ở điểm nào thì điểm đó hình thành ung nhọt, u cục. Hoặc do huyết có nhiệt, nhiệt động đến tâm làm cho tâm hỏa động gây ra phiền nhiệt bực bội không ngủ được. Các trường hợp này đều có nguyên nhân do huyết có nhiệt mà sinh ra tâm phiền, ung nhọt. Phàm là huyết ứ lâu ngày không giải thường xu hướng sẽ tạo thành nhiệt, nên huyết nhiệt gần như là điều tất yếu sẽ xảy ra. Do đó mà Đan sâm có một tác dụng khác là thanh tâm trừ phiền và lương huyết tiêu ung . Đây là tác dụng đặc trưng của riêng Đan sâm, không nhiều vị trong nhóm lý huyết có tác dụng này, và tác dụng này cũng tạo thành một bản sắc rất riêng của Đan sâm.

Huyết nhiệt như đã nói có thể do huyết ứ lâu ngày tạo thành, nhưng cũng có thể do huyết hư sinh nhiệt tạo thành. Tuy nhiên nhóm nguyên nhân làm cho huyết có nhiệt hay gặp nhất trên lâm sàng là do âm hư sinh nội nhiệt, bất kỳ phần âm của một tạng phủ nào hư gần như đều tạo thành nhiệt như: vị âm hư, phế âm hư, can âm hư, thận âm hư,… và khi nhiệt này được tạo ra sẽ đi vào huyết. Nhiệt một khi đã ở trong huyết thì biến hóa vô cùng khó lường, và điều trị vô cùng khó khăn. Nhiệt có thể truyền đến các tạng phủ hoặc nhiệt trong huyết biến hóa thành nhiệt độc, hoặc nhiệt làm hao huyết động huyết gây xuất huyết (gọi là nhiệt bức huyết vọng hành). Ngoài ra còn một nhóm nguyên nhân khác làm cho huyết có nhiệt là do ăn uống, do nhiệt tà xâm nhập, hoặc tà khí xâm nhập cơ thể lâu ngày không giải trừ hết biến hóa thành nhiệt. Đan sâm vừa hành huyết bổ huyết lại lương huyết tiêu ung và thanh tâm trừ phiền, đúng là một vị thuốc quá đỗi tuyệt vời. Do đó đan sâm xứng đáng xếp ở vị trí đầu tiên của các thuốc lý huyết.

TPBVSK Đan sâm tam thất P/H là một trong những sản phẩm được bào chế từ hai vị thuốc quý đan sâm và tam thất

Cùng tác dụng hoạt huyết bổ huyết với Đan sâm còn có Kê huyết đằng, cũng vừa hoạt huyết vừa bổ huyết. Tuy nhiên Đan sâm tính lương còn Kê huyết đằng tính ôn nên không có tác dụng thanh tâm trừ phiền và lương huyết tiêu ung.Tuy nhiên cũng cần lưu ý, tính lương thì không tốt cho khí, do đó khi dùng nên phối hợp với các vị thuốc có tính ôn ấm, ví dụ như đan sâm kết hợp cùng tam thất để gia tăng tác dụng lẫn nhau. Về bào chế đan sâm thì chỉ cần rửa sạch ủ mềm phơi khô là có thể dùng được. 

Bác sĩ tư vấn 1800 5454 35