Câu chuyện vị thuốc Thỏ ty tử
Thỏ ty tử, vị cay ngọt tính bình, hơi ôn. Thấy sớm nhất trong《Thần Nông Bản Thảo Kinh được xếp vào loại thuốc thượng phẩm. Trong《Bản Kinh》viết: “Chủ tục tuyệt thương, bổ bất túc, ích khí lực, tráng kiện người". Trong đó “tục tuyệt thương” là chỉ vết thượng tổn thương gân, xương sau khi phát sinh bị té ngã mà gây nên.
Cây tơ hồng
Bàn về chức năng và tên gọi của Thỏ ty tử, trong nhân gian còn lưu truyền một sự tích:
Trước kia, có một tài chủ rất thích nuôi các loại thỏ nhiều màu lông, ông ấy còn đặc biệt thuê một người nhân công để chăm sóc chúng, còn quy định thêm nếu nuôi không tốt sẽ khấu trừ vào tiền lương. Có một ngày, người nhân công lỡ tay làm tổn thương vùng lưng một con thỏ thỏ ngọc trắng, thỏ ngọc nằm im trên mặt đất, đất động. Người nhân công sợ ông chủ biết được sẽ khấu trừ tiền lương, liền đem chú thỏ đó giấu trong bãi đất trồng đậu tương. Nhưng tài chủ phát hiện thiếu một chú thỏ, bắt người nhân công bồi thường. Người nhân công quả thực hết cách liền tới bãi đất để ôm chú thỏ bị thương đó về. Kỳ lạ thay là thứ anh ta nhìn thấy lại là một chú thỏ đang nhảy qua lại trên bãi đất, không giống gì một chú thỏ đã bị thương, đồng thời chốc lát lại đi qua một bên để ăn hạt của một cái cây dây leo vàng mọc dại trên thân cây đậu tương, anh ta vất vả lắm mới có thể bắt được chú thỏ.
“Thỏ ngọc trắng làm thế nào có thể tự khỏi được vậy?” Người nhân công nghĩ mãi cũng không thể lý giải.
Sau khi về đến nhà, người nhân công nhìn thấy người cha bị tài chủ sau khi đánh bị thương, lưng đau nằm trên giường bệnh mấy năm trời, liền nhớ đến loại hạt của cây mọc dại mà chú thỏ đã ăn mà có thể tự khỏi được, anh ta liền đi tới hái rất nhiều hạt đó về, đun thành nước thuốc cho cha mình uống. Liên tục uống nửa tháng, lưng của người cha hoàn toàn lành lại. Sau này người nhân công trở thành người lang y nổi tiếng chuyên điều trị tổn thương cột sống lưng, đối với những bệnh nhân đến tìm, anh ấy đều dặn dò dùng uống thứ hạt đó, thông thường đều có hiệu quả.
Do loại hạt này là do chú thỏ đó phát hiện, thế là người nhân công liền đặt tên nó là “Thỏ ty tử”. Dần dần, hiệu quả điều trị đau lưng của Thỏ ty tử được truyền đi trong dân gian. Cho đến nay, Thỏ ty tử cũng là một vị thuốc trọng yếu dùng để bổ thận mạnh gân xương trong điều trị đau lưng.
Thỏ ty tử là hạt của dây tơ hồng, một loài cây mọc leo, ký sinh, cuốn trên các cây khác, thân thành sợi màu đỏ nâu nhạt hay màu vàng, không có lá. Dây tơ hồng mọc ở khắp nơi trên nước ta, nhưng người dân ít khi dùng hạt, người ta hái cả dây sắc uống làm thuốc bổ, chữa di tinh, mộng tinh hoặc lở sài ở trẻ em.
Vị thuốc thỏ ty tử bổ can thận, ích tinh tủy, mạnh gân cốt
Theo Đông y, thỏ ty tử có vị ngọt nhạt, hơi cay, tính bình, có tác dụng bổ can thận, ích tinh tuỷ, mạnh gân cốt, cố tinh sáp niệu, an thai, sáng mắt, chỉ tả.
Thỏ ty tử dùng chữa các chứng bệnh khí lực kém, gầy yếu, gân cốt đau yếu, đau lưng, nhức gối, di hoạt tinh, mắt mờ, tiểu đêm, tiểu nhiều lần,…
Trong các thuốc y học cổ truyền do Đông dược Phúc Hưng nghiên cứu, bào chế và sản xuất có thuốc Sâm Nhung Bổ Thận P/H là sự kết hợp của rất nhiều vị thuốc quý như nhân sâm, lộc nhung, nhục thung dung, ba kích.... và vị thuốc thỏ ty tử với công dụng bồi bổ can thận, nâng cao sức đề kháng, cải thiện chức năng sinh lý, tiểu đêm, di mộng tinh, cải thiện tình trạng lão hoá,… Trong đó Thỏ ty tử đóng vai trò là thần dược hỗ trợ quân dược (nhân sâm, lộc nhung), giúp tăng cường tác dụng tư bổ can thận, cố tinh sáp niệu, đồng thời điều trị đi ngoài phân lỏng, phân không thành khuôn do tỳ thận dương hư.
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 164984 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66858 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 45585 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36425 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30290 lượt xem )