Câu chuyện về vị thuốc Đỗ Trọng

Gửi lúc 15:17' 03/05/2024

Truyền thuyết kể rằng tại một ngôi làng nhỏ dưới chân núi Hoa Sơn, tỉnh Thiểm Tây, có một gia đình có một người con trai tên Lý Hậu Hiếu, bản tính rất thật thà và lương thiện. Một ngày nọ, mẹ của anh ấy đột ngột lâm bệnh và nằm liệt giường, tiểu Lý mời đại phu tới chẩn trị. Sau khi uống nhiều loại thuốc, tình trạng của mẹ anh vẫn không cải thiện, khiến lòng anh nóng như lửa đốt. Một vị đại phu nói với anh rằng, có một loại cỏ Linh chi mọc trên vách núi Hoa Sơn, chỉ cần anh hái về thì bệnh của mẹ anh sẽ được cứu. Tiểu Lý lập tức vác giỏ thuốc, cầm cuốc leo lên núi Hoa Sơn.

Núi Hoa Sơn là một nơi có những vạch núi trập trùng, mây bay phủ kín. Vì để chữa được bệnh cho mẹ, tiểu Lý không quản ngại khó khăn, mặc kệ đường núi có bao nguy hiểm đang chờ đợi, anh ấy vẫn kiên quyết trèo đá, đào rãnh để lên tới đỉnh núi, cuối cùng anh ấy đã hái được được cỏ Linh chi, niềm vui đó thật khó mà diễn tả. Tuy nhiên khi đi xuống vách đá, anh vô tình bị ngã và bong gân vùng thắt lưng. Tay anh run rẩy một hồi, sau đó ngã xuống núi. Không biết thời gian trôi qua bao lâu, tiểu Lý dần tỉnh lại, thấy được cỏ Linh chi vẫn còn ở đó, trong lòng nhẹ nhõm hơn, lưng và chân đau nhức đến mức dù muốn đứng lên cũng không thể đứng được. Anh phải nghiến răng bò về phía một gốc cây lớn rồi tựa vào đó nghỉ ngơi.

Trời đã tối dần, tôi chợt nghe thấy tiếng chim hạc kêu, khi mở mắt ra, tôi thấy một ông lão tuy tóc bạc, khuôn mặt lại còn rất trẻ đang đứng trước mặt. tiểu Lý gắng gượng nói với ông ấy: “Ông ơi, giúp tôi với, tôi phải sớm trở về nhà cứu mẹ…” Ông mỉm cười hiền hậu đáp: “ Đứa bé này, lưng con bị thương không nhẹ đâu, đừng cử động, để ta xem”. Sau đó ông lão lấy ra một bình hồ lô nhỏ, đưa tay ra bóc một mảnh vỏ cây, cắt thành những miếng nhỏ rồi thả vào bình lắc liên tiếp ba lần, vỏ cây lập tức hoà vào nước. Ông đưa bình cho tiểu Lý uống thuốc, một lúc sau vùng thắt lưng không còn đau nữa. Ông lão mỉm cười đồng thời đỡ tiểu Lý đứng dậy nói: “Con mau về nhà nhanh đi, mẹ con còn đang đợi thuốc". Tiểu Lý rối rít cảm ơn ông, đồng thời muốn xin tên của ông thì ông chỉ vào dòng chữ hiện trên thân cây: “此木土里长,人中亦平常。扶危祛病魔,何必把名扬”(Tạm dịch: cây này mọc ở đây, trong nhân gian cũng là chuyện bình thường, giúp người bệnh lúc lâm nguy, hà tất phải có tên!) .

Nói xong, ông ấy cưỡi con hạc trắng rồi từ từ bay về phía xa. Tiểu Lý nhìn bóng lưng ông lão đang khuất dần, nhưng chưa hiểu ý bài thơ, liền về nhà sắc cỏ Linh chi cho mẹ uống , cuối cùng đã chữa khỏi bệnh cho mẹ.

Vài ngày sau, tiểu Lý lại đến chỗ cây đó và thấy trên cây phủ đầy lá xanh có răng cưa hình bầu dục, thân cây thô dày và thẳng, tiểu Lý nhận ra cây này tên là (杜仲)Đỗ trọng. Tiểu Lý nhớ lại cảnh tượng lúc đó, lẩm bẩm mấy câu thơ ông lão để lại... A! Đây chẳng phải là chữ Đỗ (杜) được kết hợp từ  chữ mộc (木) và chữ thổ (土), chữ Trọng (仲) được kết hợp từ chữ nhân (人) và chữ trung(中) hay sao?

Rất có thể ý bài thơ chính là muốn nói cây Đỗ Trọng chữa được vết thương ở thắt lưng? Tiểu Lý liền đưa tay bóc ra vài mảnh vỏ cây rồi đem về nhà, trên đường gặp một người bị thương ở vùng lưng, lấy một ít vỏ cây sắc lên cho người đó uống, quả nhiên có tác dụng.

Sau này y học hiện đại nghiên cứu còn phát hiện nhiều tác dụng của Đỗ trọng: Dưỡng can ích thận, cường gân xương, tăng cường đào thải chất trọc ra khỏi cơ thể, tăng cường chuyển hóa các chất trong tế bào, ngăn ngừa lão hóa cơ xương, cân bằng huyết áp, hạ mỡ máu, điều hòa  lượng cholesterol trong máu, phục hồi tính đàn hồi thành mạch, lợi tiểu và thanh nhiệt, kháng khuẩn phổ rộng, kích thích hệ thần kinh trung ương, cải thiện số lượng bạch cầu, tăng cường khả năng miễn dịch của con người và nhiều tác dụng khác.