Tam thất

Gửi lúc 16:37' 25/06/2013

Tam thất - Vàng không đổi

Tam thất là một loại dược liệu quý, có tên khoa hoa là Panax notoginseng. Từ xa xưa, tam thất được nhân dân tin dùng như là một vị thuốc bổ dùng thay nhâm sâm nên mới có tên giống “nhân sâm” (Panax notoginseng). Đặc biệt khi trong nhà có phụ nữ thì tam thất được quý hơn vàng vì có những lúc bệnh cấp cũng chưa chắc đổi được Tam thất mà dùng. Vì vậy Tam thất còn có tên khác là “kim bất hoán” - tức vàng không đổi. Nó thường là món quà quý dùng để biếu, tặng cho người già khi ốm đau hay phụ nữ lâm bồn.

Điều kiện sinh trưởng của Tam Thất đòi hỏi “Đông ấm – Hè mát”, không được lạnh quá cũng như nóng quá, độ cao so với mực nước biển khoảng 1500 – 2000m, lượng mưa vừa phải. Tam thất chủ yếu được nuôi trồng tại một số tỉnh như Vân Nam, tứ xuyên Trung Quốc và lào cai ở Việt Nam. Tuy Nhiên, tam thất tốt nhất là tam thất đến từ vùng Văn Sơn – Vân Nam. Mỗi năm vùng này cung cấp đến khoảng 95% cho nhu cầu thị trường.

 

Củ tam thất

Tam thất nào tốt

Theo kinh nghiệm dân gian, Tam thất tốt nhất là loại tam thất từ 5 – 7 tuổi. Củ tam thất có hình ốc đá hay hình trụ. Bên ngoài củ thường có vết bám vàng ngang và cả những lằn dọc không liên tục. Đầu củ có nhiều mấu, củ càng nhiều mấu thì tuổi càng nhiều.

Thịt củ tam thất rất chắc, không bẻ bằng tay được. Nếu dùng vật nặng đập vỡ thì vỏ và lõi thường tách rời nhau. Củ tam thất nào có ruột màu xám xanh, mịn chắc không có vết nứt là tốt nhất.

Công dụng của tam thất.

Tam thất là một trong vị thuốc có tác dụng nhiều mặt, mà tác dụng nào cũng đáng tin cậy cả. Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể như nhân sâm, tam thất còn có tác dụng:

-  Trị thổ huyết, băng huyết và làm sạch máu hôi đối với người mới đẻ.

-  Cầm máu, tan huyết ứ, giảm đau trong trường hợp bị đòn tổn thưởng làm máu tụ dưới da, huyết dịch tích đọng thành khối và xung huyết kết mạc.

-  Thúc đẩy huyết cũ sinh huyết mới, dùng cho người thiếu máu.

-  Hạn chế phát triển khối u trong các trường hợp bị ung thư (máu, phổi, vòm họng, dạ dày, đại tràng, tiền liệt tuyến, tử cung, vú ).

-  Tăng lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, huyết áp cao, mỡ máu kéo dài.

-  Kích thích hệ miễn dịch, ức chế vi khuẩn và siêu vi khuẩn, chống viêm.

Thật khó có thuốc nào chữa được cả bệnh nội lẫn bệnh ngoại thương, vừa cầm máu lại vừa bổ máu mà lại dễ dùng, không tác dụng phụ như Tam thất.

Một số Cách Chế Biến Và Dùng Tam Thất

- Bồi bổ cơ thể cho người mới ốm, người thiếu máu sinh chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu:Tam thất bột 2 thìa trộn thịt nạc băm nhỏ, hoặc cho vào quả tim hấp cách thủy ăn nóng, 2 ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 30 ngày.

- Dùng cho phụ nữ sau đẻ:Tam thất bột 2 thìa hoặc 4 lát tam thất, ngải cứu một nắm nhỏ, đậu xanh, hạt sen, đương quy, gà giò, cho các thứ vào bụng gà đã làm sạch, hầm cách thủy ăn nóng, 3 ngày ăn 1 lần, ăn liên tục 1 tháng.

- Dùng cho người bị ung thư dạ dày, đại tràng…:Ngày ăn 2 – 4 thìa, chia làm 2 lần.

- Dùng cho người thổ huyết, chảy máu trong:Tam thất bột sao đen ngày dùng 1 – 2 thìa.

- Dùng cho người bị phẫu thuật về mắt, người bị đòn làm máu tụ dưới da:Ngày dùng 1 – 2 thìa.

- Bồi bổ cơ thể, nâng cao sức để kháng, nâng cao miễn dịch:Lòng đỏ trứng gà 1 quả, mật ong loại tốt 30ml, tam thất bột 2 thìa. Thả lòng đỏ trứng gà vào mật ong cho bột tam thất lên trên để sau 24h lấy ra ăn. Dùng liên tục trong 30 ngày, mỗi ngày 1 quả.

- Tăng lưu thông tuần hoàn máu, giảm lượng Cholesterol trong máu, hạ đường huyết, phòng chống huyết áp cao, mỡ máu:hãm 6 – 8 lát tam thất trong cốc nước sôi (như chè), uống hàng ngày

Chú ý: Người huyết nhiệt, phụ nữ có thai không nên dùng


Đông dược Phúc Hưng