Đông trùng hạ thảo

Gửi lúc 16:33' 29/11/2013

Đông trùng hạ thảo - Ngự dược cua bậc đế vương

Đông trùng hạ thảo là một dạng ký sinh giữa loài nấm Cordyceps sinensis trên cơ thể ấu trùng của một vài loài bướm. Tên gọi “Đông trùng hạ thảo“ xuất phát từ quan sát thực tế. Khi vào mùa hè nấm mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn.

Tại sao Đông trùng hạ thảo lại quý?

Có thể nói Đông trùng hạ thảo là những thứ quý hiếm nhất trong những  thứ quý hiếm. Điều đầu tiên tạo nên sự quý hiếm đó là hàng ngàn năm trước nó đã được các danh y khẳng định và sử dụng như một “thần dược” chữa bách bệnh và thực phẩm dưỡng sinh mà chỉ có vua chúa mới được thụ hưởng. Đông trùng hạ thảo cùng với Nhân Sâm, Nhung hươu, là “Tam đại bảo” trong y học cổ truyền Trung Quốc, được gọi với những tên “Hoàng kim thảo”,”Đông phuơng chi bảo” hay ”Dược trung chi vương”. Mặt khác, sự khó khăn trong việc thu hái cùng với điều kiện sinh truởng đặc biệt của Đông trùng hạ thảo không thể theo cách nhân tạo, và không phải vùng nào cũng có được đã tạo nên sự quý hiếm đó. Đông trùng hạ thảo thật sự chỉ có thể sinh truởng ở độ cao 4000-5000m so với mặt nước biển. Và đông trùng hạ thảo loại tốt nhất chỉ  sinh trưởng ở cao nguyên Thanh Tạng.

 

 

Cao nguyên Thanh Tạng (Thanh Hải - Tây Tạng – Trung Quốc), đuợc ví như “khu vực nguy hiểm với tính mạng loài nguời” hay còn gọi là cực thứ 3 của trái đất. Với độ cao trên 4500m so với mặt nuớc biển,Thanh Tạng là nơi giao hòa giữa trời và đất, nơi cách ly với thế giới bên ngoài. Khí hậu ở đây rất đặc biệt, một ngày có thể cảm nhận rõ rệt 4 mùa, giữa cái nóng và cái lạnh. Nhiệt lượng chiếu xuống khu vực này là rất lớn, bình quân 6 – 10 tiếng mỗi ngày. Chênh lệch nhiệt độ giữa đêm và ngày lên tới 36oC. Đất ở đây là thứ đất cổ thuần khiết nhất trên thế giới và vẫn chưa bị ảnh huởng của bất kì sự ô nhiễm hóa học hay điện từ nào. Chính điều kiện tự nhiên – sinh thái tuyệt diệu đó đã tạo nên và ban tặng cho loài người một “sản vật” thượng hạng – Đông trùng hạ thảo - mà những nơi khác không bao giờ có được. Vì vậy mới có câu “thiên hạ trùng thảo xuất Thanh Tạng cao nguyên”, hàm ý nguồn gốc quý giá của “xa xỉ phẩm tự nhiên” tại vùng đất đặc biệt này.

Công dụng của Đông Trùng Hạ Thảo

Đông trùng hạ thảo là vị thuốc “ba âm ba dương”, hội tụ được tinh khí của trời và đất, mùa đông và mùa hạ, chắt lọc được tinh túy của động vật và thực vật, có giá trị bồi bổ cơ thể tốt nhất. Sách y học cổ truyền của Trung quốc từ xa xưa đã coi Đông trùng hạ thảo là vị thuốc cải lão hoàn đồng, hồi xuân sinh lực, có tác dụng “Bổ phế ích can, bổ tinh điền tủy, chỉ huyết hóa đờm”, “Tư âm tráng dương, khu bệnh kiện thận”, có thể chữa được “Bách hư bách tổn”.

Các phân tích hoá học cho thấy trong sinh khối của đông trùng hạ thảo có 17 axít amin khác nhau, và nhiều nguyên tố vi lượng (Al, Si, K, Na v.v..). Quan trọng hơn là trong sinh khối đông trùng hạ thảo có nhiều chất hoạt động sinh học mà các nhà khoa học đang phát hiện dần dần ra nhờ các tiến bộ của ngành hoá học các hợp chất tự nhiên. Nhiều hoạt chất này có giá trị dược liệu cao. Đông trùng hạ thảo còn có chứa nhiều loại vitamin B12, A, C, ngoài ra còn có vitamin B2, vitamin E, vitamin K...

Nghiên cứu y học và dược học hiện đại đã chứng minh những tác dụng sau của Đông trùng Hạ Thảo:

- Tăng cường và điều tiết miễn dịch, nâng cao sức đề kháng.

- Tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

- Làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể, hạn chế bệnh tật của tuổi già.

- Trừ đờm, bổ phổi, tăng cường tiết dịch trong khí quản.

- Giải độc gan, thận do sử dụng nhiều bia rượu, hóa chất, thuốc điều trị.

- Làm hạ huyết áp ở người cao huyết áp.

- Điều hòa nhịp tim, giúp ổn định nồng độ đường trong máu.

- Làm giảm cholesterol, hạn chế quá trình tiến triển xơ vữa động mạch.

- Ức chế vi khuẩn có hại, kháng viêm mạnh mẽ.

- Hỗ trợ điều trị và phòng chống ung thư của cơ thể.

- Chống lại sự suy thoái ở Thận. Tác dụng bổ thận và cường dương, nâng khả khả năng tình dục

Vì vậy, Đông trùng hạ thảo không hổ danh là ngự dược của các bậc đế vương.

Một số cách dùng Đông trùng hạ thảo (ĐTHT) phổ biến:

Nhai sống trực tiếp:Tiện sử dụng

ĐTHT rất giàu dinh dưỡng và chứa nhiều acid amin, nên nhai sống rất tốt.

Cách làm:Rửa sạch ĐTHT bằng nước ấm, rồi ngâm trong cốc nước 60 – 70oC khoảng 2 phút . Sau đó cho vào miệng nhai nhừ và nuốt. Dùng khoảng 4 - 6 con loại to hoặc 8 – 12 con loại bé/mỗi tuần chia làm 2 lần sau bữa ăn sáng là tốt nhất.

Công dụng:Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể đặc biệt tốt cho bệnh nhân sau mổ, suy nhược cơ thể nặng, yếu sinh lý, suy thận, ung thư…

Dùng để ngâm rượu uống:

1. Rượu ĐTHT:

Cách làm:Rửa sạch 20g ĐTHT bằng nước ấm, cho vào bình ngâm với 1,5 lít rượu 40oC khoảng 1 tháng. Mỗi ngày uống 1 chén nhỏ trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Công dụng:Tăng cường sức khỏe, tăng cường sinh lý.

2. Rượu lộc nhung - ĐTHT:

Cách làm:Nhung hươu 20g, ĐTHT 50g, hai thứ ngâm trong 1,5 lít rượu > 40oC sau 1 tháng thì dung được, uống mỗi ngày 1 chén.

Công dụng:Ích tinh dưỡng huyết, Ôn thận tráng dương, thường dùng cho người bị suy nhược cơ thể, thiếu máu, liệt dương, giảm ham muốn tình dục.

3. Rượu ĐTHT – Nhân sâm:

Cách làm:ĐTHT và Nhân sâm lượng bằng nhau ngâm trong rượu > 40oC, sau khoảng 1 tháng thì dung được, uống mỗi ngày 1 chén.

Công dụng:Bổ thận tráng dương, dung rất tốt cho những người bị suy nhược, liệt dương.

Dùng để hầm với các loại thịt : Thịt lợn, thịt vịt, thịt gà, thịt bò, thịt dê…

1. Cháo ĐTHT:

Cách làm:Dùng 2-3 con to (4 – 6 con bé) ĐTHT hầm với lượng gạo vừa đủ để được 1 bát cháo hoặc tán con ĐTHT thành bột, nấu cháo rồi rắc lên ăn.

Công dụng:Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể đặc biệt tốt cho bệnh nhân sau mổ, suy nhược cơ thể nặng, yếu sinh lý, suy thận, ung thư…

2. Hấp với thịt:

Cách làm:Dùng 200g thịt thái lát, cho 2-3 con to (4 – 6 con bé) ĐTHT, ướp gia vị rồi hấp cách thủy, thời gian từ 1h, khi thịt và con ĐTHT đã mềm đem ăn cả cái và nước, có thể chia 2lần/ ngày.

Công dụng:Bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể đặc biệt tốt cho bệnh nhân sau mổ, suy nhược cơ thể nặng, yếu sinh lý, suy thận, ung thư…

3. ĐTHT - Gà:

Cách làm:ĐTHT 5 -7 con to (7-10 con bé), gà ác 250g bỏ nội tạng, vặt sạch lông, nhét ĐTHT vào bụng gà, thêm gừng tươi, hành tươi, tỏi, hồ tiêu, muối ăn rồi hầm đến chín nhừ là có thể dùng được.

Công dụng:Bổ phổi, Lợi cho gan thận, bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt và ngừng băng huyết, đặc biệt thích hợp dùng cho những phụ nữ kinh nguyệt không đều, băng huyết.

4. ĐTHT – Cơm:

Cách làm: Dùng 1-2 con to (3 – 5 con bé) ĐTHT rửa sạch, hấp cơm chin.

Công dụng: Phương thuốc này có tác dụng điều trị bệnh Viêm gan B rất hiệu quả.

5. Hầm với sườn heo:

Cách làm: 6 – 8 con to (8 – 10 con bé) ĐTHT, nhân sâm, kỷ tử, đương quy mỗi thứ 12g và khoảng 200g sườn heo vừa đủ, cùng các ga vị tất cả đem hầm để ăn trong ngày.

Công dụng: Bổ phổi, tăng cường giải độc gan thận, bồi bổ cơ thể cho người  mệt mỏi, mất sức, suy nhược cơ thể, thận hư sinh lý yếu, tinh thần kém minh mẫn, hay quên…

6. Tần với vịt:

Cách làm:ĐTHT 4- 6 con to (6 – 8 con bé). Vịt già vặt sạch lông, bỏ nội tạng. Nhét ĐTHT vào trong bụng vịt, thêm gừng, hồ tiêu, gia vị cho vào nồi om chín là có thể ăn được.

Công dụng:Bổ thận ích tinh, bổ phổi, bổ hư trị tổn, tăng cường giải độc gan thận, thích hợp dùng cho các chứng bệnh như thận hư, phế hư, hen suyễn, suy nhược sau khi sinh, do tuổi già, hay bị mộng tinh, dị tinh, liệt dương, xuất tinh sớm.

7. Hầm với thịt dê:

Cách làm:Dùng 6 - 8 con to (8 – 10 con bé) ĐTHT, 200g thịt dê, 15 gr hoài sơn, 7 gr câu kỷ tử, 2 lát gừng tươi, 2 quả chà là, cùng gia vị vừa đủ. Thịt dê thái lát hầm nhỏ lửa với ĐTHT, kỷ tử, chà là, hoài sơn trong hơn 1 giờ. Dùng cả cái lẫn nước, một tuần có thể dùng 2 – 3 lần.

Công dụng:Bổ phổi, tăng cường giải độc gan thận. Trị chứng tiểu đêm và hoạt tinh, tinh loãng.Bổ khí tráng dương, ích thận sinh tinh, dùng rất tốt cho những người bị suy giảm ham muốn tình dục, xuất tinh sớm, muộn con.

Đông dược Phúc Hưng