Tai nạn cuối năm: Chủ động đề phòng!

Gửi lúc 16:13' 25/04/2013

Ngoài việc sắm Tết, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc giúp bạn chăm sóc kịp thời và tốt nhất cho người thân nếu chẳng may tai nạn xảy ra.

“Nóng” ngày cuối năm

Những ngày cuối năm, không khí rộn ràng tất bật, đường phố đông đúc hơn, ai ai cũng dường như bị cuốn vào cái vòng xoáy vô hình mang tên “hối hả”. Dân công sở hối hả hoàn tất công việc của một năm, giải quyết công việc tồn đọng, nợ nần, liên hoan, hội họp tất niên. Dân buôn bán hối hả với những chuyến hàng tết quá khổ. Dân lao động hối hả làm thêm, tăng ca kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Sinh viên thì hối hả đổ xô mua vé tàu xe về quê ăn Tết,…

Cùng với cái không khí rộn ràng đang nóng dần lên đó là một vấn đề cũng “ăn theo” gia tăng báo động trong mấy năm gần đây đó là tai nạn giao thông và tai nạn lao động. Bởi quãng thời gian này, không chỉ số lượng phương tiện cũng như số người tham gia giao thông tăng cao mà các yếu tố tiềm ẩn dẫn đến các vụ tai nạn cũng diễn biến khó lường, đặc biệt là vấn đề sử dụng rượu bia, “ngại” đội mũ bảo hiểm trong mấy ngày Tết,... Áp lực làm thêm giờ, làm tăng ca với mong muốn có được một cái Tết khấm khá hơn khiến cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, trạng thái tâm sinh lý không ổn định cũng làm dẫn đến những tai nạn đáng tiếc trong lao động hoặc khi tham gia giao thông.

Chủ động phòng tránh tai nạn giao thông dịp cuối năm

Tai nạn xảy ra, không kể những ca chấn thương nặng phải nhập viện dài ngày; nếu may mắn thì bạn chỉ bị xây xát, trầy xước nhẹ, còn không thì bầm tím chân tay mặt mũi, sưng tấy, rách da chảy máu, thậm chí phải khâu, băng bó… Năm hết Tết đến, tâm lý ai cũng muốn được vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình và bạn bè. Do đó, ngoài việc mua sắm, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc giúp bạn chăm sóc kịp thời và tốt nhất cho người thân nếu chẳng may tai nạn xảy ra.

Chủ động đề phòng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, nếu bạn không muốn bị tai nạn thì tốt nhất hãy chủ động đề phòng, tuân thủ luật giao thông, không phóng nhanh vượt ẩu, hạn chế uống rượu bia,… đồng thời sắp xếp công việc và có một chế độ nghỉ ngơi thích hợp để cơ thể luôn tỉnh táo.

Còn nếu chẳng may bị tai nạn thì việc điều trị đúng cách để vết thương mau lành sẽ giúp bạn “cứu vãn” được một cái Tết bị hành hạ bởi những khó chịu do vết thương đem lại.

Bên cạnh những loại thuốc sát khuẩn, kháng sinh,… để điều trị vết thương tức thời, việc sử dụng một loại thuốc giúp nhanh chóng làm tan các vết bầm tím, mau lành vết thương như Long Huyết P/H sẽ giúp bạn không bị bỏ lỡ những cuộc vui bên người thân.

Là thuốc đông dược với thành phần tự nhiên được chiết xuất từ vỏ thân hóa gỗ màu đỏ của cây Dracaena cambodiance (cây Huyết giáp) già cỗi sống hàng trăm năm trên các núi đá, từ lâu được biết đến như vị thuốc quý bí truyền của các võ sư đặc trị chấn thương. Long Huyết P/H có tác dụng nổi bật giúp vết thưởng hở mau lành, nhanh lên da non, chóng liền sẹo, làm tan các vết bầm tím, tụ máu, sưng đau do va đập, chấn thương do tai nạn giao thông, té ngã.


Nên chuẩn bị sẵn một số loại thuốc đề phòng nếu chẳng may tai nạn xảy ra

Ngoài ra bạn nên trang bị các dụng cụ y tế để sơ cứu khi bị chấn thương hoặc chăm sóc điều trị vết thương tại nhà như bông gòn, gạc vô khuẩn, băng thun, băng cuốn vải, băng keo cá nhân, dung dịch sát khuẩn và găng tay cao su.

 

Huy Nguyễn