Một số thực phẩm cần tránh
Một số loại thực phẩm luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ngộ độc ở người. Người nội trợ cần tìm hiểu và thận trọng khi chế biến những loại thực phẩm này để phòng tránh ngộ độc thực phẩm.
Khoai tây mọc mầm
Mầm khoai tây có chứa solanin, một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Solanin có thể xuất hiện một cách tự nhiên trong bất cứ bộ phận nào của cây, bao gồm cả lá, quả và củ. Nó rất độc, thậm chí với hàm lượng rất nhỏ.
Cà chua xanh có chứa chất độc solanin.
|
Khoai có đốm đen trên vỏ
Khoai có chứa nhiều chất xơ, protein, các vitamin A, C, B6, E, sắt, canxi... nên nó đứng cao nhất về giá trị dinh dưỡng so với các loại rau củ khác. Tuy nhiên khi chọn mua hay khi ăn cần chú ý để tránh “rước họa”. Nếu thấy trên vỏ khoai xuất hiện những đốm đen chứng tỏ nó đã bị nhiễm nấm, ăn vào sẽ dễ bị ngộ độc.
Cà chua xanh
Cà chua xanh cũng có chứa chất độc solanin. Do đó, khi ăn cà chua xanh, khoang miệng có cảm giác đắng chát; sau khi ăn có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa…
Bắp cải thối
Trong bắp cải thối có chứa nitrit, chất này đóng vai trò trong sự hình thành methemoglobin trong máu người, khiến máu mất các chức năng ôxy, làm cho người ăn phải bị ngộ độc ôxy, chóng mặt, đánh trống ngực, nôn mửa, tím môi… bị nặng có thể gây bất tỉnh, co giật, khó thở, không kịp thời xử trí có thể gây tử vong.
Mộc nhĩ trắng biến chất
Mộc nhĩ trắng (còn gọi là ngân nhĩ hay nấm tuyết) khi có các dấu hiệu như màu ngả vàng, kém tươi, không đàn hồi… chứng tỏ nó đã bị nhiễm khuẩn flavobacterium. Nếu ăn phải có thể xuất hiện các triệu chứng ngộ độc như chóng mặt, đau bụng, tiêu chảy,…
(Theo tài liệu của Cục An toàn thực phẩm)
- Điều trị bầm tím tụ máu bằng phương thuốc bí truyền của các võ sư ( 165132 lượt xem )
- 22 mẹo hay trị vết thâm tím ( 66991 lượt xem )
- 4 câu hỏi thường gặp khi bị bầm tím ( 46409 lượt xem )
- Thực phẩm chức năng nào điều trị dứt điểm được bệnh viêm đại tràng mạn tính? ( 36529 lượt xem )
- Giới thiệu chung ( 30853 lượt xem )