Kinh nguyệt và những điều chị em cần biết

Gửi lúc 15:05' 24/04/2013

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu ra ngoài âm đạo có chu kỳ do sự tróc lớp niêm mạc của tử cung khi không có sự thụ thai xảy ra. Đây là hiện tượng biểu hiện hoạt động của buồng trứng và tử cung. Muốn có kinh bình thường thì buồng trứng phải hoạt động điều hòa và tử cung cũng phải bình thường về cấu trúc giải phẫu, về tế bào học, về sự tiếp nhận nội tiết tố do buồng trứng tiết ra.

Rối loạn kinh nguyệt là gì?

Rối loạn kinh nguyệt là những triệu chứng biểu hiện của nhiều loại bệnh, là cụm từ để chỉ những bất thường của kinh nguyệt về chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu kinh…

Ở phụ nữ bình thường, tuổi bắt đầu có kinh là khoảng 12-16 tuổi. Chu kỳ kinh trung bình là 28 ngày, có thể thay đổi từ 21-35 ngày. Chu kỳ kinh dài trên 35 ngày thì gọi là kinh thưa, chu kỳ ngắn hơn 21 ngày thì gọi là kinh dày.  Mỗi kỳ kinh ra máu thường kéo dài từ 3-4 ngày, khi kinh kéo dài trên 7 ngày thì gọi là rong kinh. Lượng máu mất trung bình cho mỗi kỳ kinh là khoảng 50-100g. Lượng máu kinh nhiều hơn bình thường được gọi là cường kinh và nếu ít hơn bình thường thì gọi là thiểu kinh.

Rong huyết là sự ra huyết âm đạo bất thường mà không liên quan đến chu kỳ kinh.

Vô kinh là tình trạng không có kinh. Không có kinh từ nhỏ đến lớn thì gọi là vô kinh nguyên phát, nếu đã có kinh một thời gian rồi ngưng mà không phải do mang thai thì gọi là vô kinh thứ phát. Ngoài ra còn có tình trạng vô kinh sinh lý (có thai, mãn kinh).

Những nguyên nhân nào gây ra rối loạn kinh nguyệt?


Ở tuổi dậy thì: chu kỳ kinh thường không đều, khi dài khi ngắn hoặc vô kinh hoặc rong kinh. Nguyên nhân là do vòng kinh không có rụng trứng vì sự điều chỉnh nội tiết của vỏ não xuống buồng trứng hay sự hoạt động của buồng trứng chưa ổn định. Khi đến tuổi trưởng thành, tình trạng rối loạn kinh nguyệt sẽ được cải thiện vì hệ thống điều chỉnh nội tiết từ vỏ não xuống buồng trứng đã hoàn chỉnh.

Ở phụ nữ lứa tuổi tiền mãn kinh:  biểu hiện rối loạn kinh nguyệt tương tự như trên do vòng kinh cũng không có rụng trứng.

Ở lứa tuổi sinh đẻ: do tâm lý bị ảnh hưởng: stress, học sinh căng thẳng trong mùa thi cử hoặc do ăn uống mất cân bằng dinh dưỡng, thiếu đạm, thiếu vitamin hoặc do căng thẳng thần kinh kéo dài, lo lắng suy nghĩ nhiều về công việc, học tập. Họ có thể bị vô kinh nhiều tháng hoặc có kinh kéo dài.

Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe của phụ nữ?


Trong lứa tuổi dậy thì, bé gái thường vô kinh nhiều tháng, sau đó có kinh lại thì kinh kéo dài. Trường hợp bị rong kinh, mỗi ngày người bệnh thấy có xuất huyết âm đạo không nhiều, có khi không ướt hết một băng vệ sinh nhỏ mà chỉ là một chút máu đen. Nhưng nếu ra huyết kéo dài nhiều tháng thì sẽ dẫn đến tình trạng thiếu máu nặng, đôi khi phải truyền máu. Thiếu máu sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ gái, ảnh hưởng đến sự học hành đồng thời sẽ có triệu chứng suy nhược cơ thể đi kèm theo. Đối với người trong lứa tuổi sanh đẻ mà vòng kinh không rụng trứng thường dễ bị hiếm muộn.



Chữa rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào?


Y học hiện đại chưa có thuốc nào có thể chữa được tận gốc căn nguyên của chứng rối loạn kinh nguyệt này. Chính vì vậy, để điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, hiện nay người ta chủ yếu vẫn dựa trên các kinh nghiệm dân gian đã được truyền lại. Đó là việc sử dụng những loại thảo dược có trong thiên nhiên để điều trị một số chứng bệnh liên quan đến rối loạn kinh nguyệt. Tuy nhiên, ngày nay, để có thể tìm được và sử dụng những loại thảo dược này đúng cách và hiệu quả sẽ mất khá nhiều thời gian của chị em phụ nữ. Hiểu được điều đó, công ty Đông dược Phúc Hưng đã cho ra đời sản phẩm Ích Nữ P/H – là sự kết hợp của bốn loại thảo dược quý dành cho chị em phụ nữ: Ích mẫu, Ngải cứu, Hương phụ và Hà thủ ô đỏ. Ích nữ P/H dùng rất tốt cho phụ nữ, được bào chế dưới dạng cao lỏng tiện sử dụng và bảo quản, có tác dụng bổ huyết, chữa các chứng kinh nguyệt không đều, đau bụng khi hành kinh, khí hư, rong kinh, giúp da luôn mát mẻ, hồng hào, không bị khô ráp.
 

St