Ứng dụng lâm sàng hiện đại của bài thuốc cổ phương”Thập toàn đại bổ”

Gửi lúc 14:31' 28/07/2023

Bài thuốc “Thập toàn đại bổ” xuất xứ từ thời nhà Tống (Trung Quốc) trong cuốn sách “Thái bình huệ dân hoà tễ cục phương”. Ngày nay dạng bào chế của bài thuốc này rất phong phú, có thể là dạng viên hoàn cứng, hoàn mềm, dạng cao lỏng... Tuy nhiên thành phần vẫn phải tuân thủ tỉ lệ của bài thuốc gốc cách đây hàng ngàn năm, cụ thể gồm nhân sâm, hoàng kỳ, phục linh, bạch truật, thục địa, bạch thược, đương quy, xuyên khung, nhục quế, cam thảo,… với tác dụng chính là ôn bổ khí huyết, dùng trong các triệu chứng sắc mặt vàng kém tươi nhuận, đau đầu chóng mặt, tinh thần mệt mỏi, thiếu sức sống, hồi hộp trống ngực, mất ngủ, phụ nữ rong kinh, băng lậu, vết thương lâu liền…

Trong vài năm trở lại đây, “Thập toàn đại bổ” được nghiên cứu rộng rãi hơn và cho thấy tác dụng trên nhiều mặt bệnh lâm sàng hiện đại, bao gồm:

1. Bệnh mạch vành

Đông y không có khái niệm bệnh mạch vành, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý mạch vành theo Đông y thuộc phạm vị chứng “tông khí hư suy”.

“Tông khí” là khái niệm khí tích tụ tại vùng ngực, đi lên phế, đến hầu họng, khí quản, thúc đẩy hô hấp, sau đó tông khí tập trung về tâm, thúc đẩy huyết dịch vận hành; đi xuống dưới rốn, vùng đan điền bổ trợ cho nguyên khí của cơ thể. Bài thuốc “Thập toàn đại bổ” vừa bổ tỳ, vừa bổ thận, đồng thời làm ấm và bổ trợ tâm dương, bổ khí dưỡng huyết, phù hợp điều trị bệnh lý mạch vành thể khí huyết hư hàn với các biểu hiện đau ngực âm ỉ, tức ngực, thở ngắn và nông, hụt hơi khi đi lại vận động, hồi hộp trống ngực, người mệt mỏi, tâm phiền, sắc mặt kém tươi nhuận, lưỡi nhợt rêu trắng mỏng, mạch hư nhược.

2. Kháng u

Ung thư là một bệnh lý gây hao mòn sức khoẻ rất nhanh, biểu hiện thường gặp là cơ thể mệt mỏi, vô lực, không muốn ăn, ăn không ngon.“Thập toàn đại bổ” có tác dụng bổ hư, nâng cao chính khí của cơ thể nên được ứng dụng trong điều trị nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư, đồng thời theo nghiên cứu của y học hiện đại, các vị thuốc trong bài “Thập toàn đại bổ” có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại khối u, đặc biệt với người bệnh rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế.

Thông thường, các thuốc điều trị ung thư hiện nay đều có những tác dụng không mong muốn nhất định, ví dụ như nôn, buồn nôn, người mệt mỏi, uể oải. Chính vì vậy phương án kết hợp Đông - Tây y trong điều trị ung thư ngày càng được đẩy mạnh, việc sử dụng song song “Thập toàn đại bổ” cùng các thuốc tân dược điều trị ung thư giúp nâng cao sức khoẻ tiêu hoá, bổ khí dưỡng huyết cải thiện mệt mỏi, giảm thiểu một số tác dụng phụ của thuốc tân dược, từ đó nâng cao tác dụng kháng u, cai thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

3. Điều lý sức khoẻ cho người sau phẫu thuật

Một trong những đặc điểm của phẫu thuật là chảy máu, trong quá trình phẫu thuật người bệnh mất đi một lượng máu nhất định, có thể làm tổn thương đến cả khí và huyết trong cơ thể theo quan điểm của Đông y.

Chính vì vậy cả trước, trong và sau khi phẫu thuật chúng ta cần chuẩn bị một thể trạng tốt nhất, tránh khiến cho cơ thể rơi vào tình trạng suy nhược. Không những vậy, khí và huyết không đủ có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương. Sử dụng “Thập toàn đại bổ” giúp bổ sung cả khí và huyết, bù đắp lại lượng thiếu hụt đã mất ở quá trình phẫu thuật, từ đó tăng tốc độ hồi phục của cơ thể.

4. Mất ngủ

Vấn đề rối loạn mất ngủ nếu ai chưa từng gặp sẽ cảm thấy đây chắc hẳn là một vấn đề đơn giản, người mệt mỏi một chút rồi thôi. Tuy nhiên đối với người thường xuyên mất ngủ hoặc mất ngủ lâu năm kéo dài thì vấn đề không chỉ dừng lại ở mệt mỏi, nó còn liên quan đến các cơ quan tạng phủ khác trong cơ thể, liên quan mật thiết đến tâm trạng, cảm xúc, huyết ứ vận hành không thông suốt, chức năng tiêu hoá của tỳ vị gặp vấn đề, khí huyết trong cơ thể suy kém. Bất kể là mất ngủ do nguyên nhân nào thì đa phần mất ngủ lâu ngày đều khiến cơ thể suy nhược, khí huyết không đầy đủ. “Thập toàn đại bổ” với tác dụng bồi bổ cơ thể, ích khí dưỡng huyết, dưỡng tâm an thần giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt ở người thể trạng khí huyết suy kém.

Theo Đông y, khí huyết bất hoà, tỳ khí hư suy không đủ nguồn để hóa sinh ra huyết, huyết không đủ để dưỡng tâm, thần không yên dẫn đến mất ngủ, ngủ dễ tỉnh giấc, hay quên, hồi hộp trống ngực… Huyết không đủ để dưỡng các mao mạch nhỏ nên có thể quan sát thấy chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng.

5. Di tinh, hoạt tinh

Dương hư ảnh hưởng đến chức năng giữ - cố nhiếp khiến thận không giữ được tinh, từ đó sinh ra bệnh lý di tinh, hoạt tinh. “Thập toàn đại bổ” với chức năng ôn bổ Tỳ Thận, cải thiện chức năng của Thận, an thần, điều trị từ gốc các bệnh lý di tinh, hoạt tinh. 

6. Vô sinh, hiếm muộn ở nam

Vô sinh ở nam chủ yếu do lượng tinh trùng ít hoặc chất lượng tinh trùng kém. Tinh dịch bất thường có thể chia thành các thể bệnh theo Đông y như thận tinh hư suy, khí huyết lưỡng hư, thận khí bất cố, mệnh môn hoả suy…

Ngoài triệu chứng lượng tinh dịch ít, chất lượng tinh trùng suy giảm còn có các biểu hiện như đau lưng, gối mỏi, người mệt mỏi thiếu sức sống, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch trầm tế…Tất các các triệu chứng này đều phù hợp với chỉ định của bài thuốc “Thập toàn đại bổ” hoặc có thể dùng kết hợp “Thập toàn đại bổ” và bài thuốc Ngũ tử diễn tâm hoàn để gia tăng tác dụng.

7. Chứng ngứa

Cơ thể khí huyết không đầy đủ, Hoàng đế nội kinh có câu “huyết hư sinh phong” khiến da khô, ngứa, mề đay, phát ban.“Thập toàn đại bổ” giúp dưỡng huyết bổ huyết, từ đó trừ được yếu tố phong gây ngứa cho cơ thể, đồng thời bổ khí, trấn kinh giải ngứa hiệu qủa.

8. Viêm họng mạn tính

Điều trị viêm họng mạn tính, Đông y thường lấy “tư âm” làm trọng. Truyền thuyết kể rằng Tứ đại mỹ nhân Tây Thi đau họng lâu ngày không dứt, thái y đã dùng nhiều các vị thuốc thanh nhiệt, tả hoả độc nhưng triệu chứng của nàng vẫn không hề thuyên giảm. Đó là bởi vì, Tây Thi thường có biểu hiện tay chân lạnh không ấm, nước tiểu trong, mạch tượng thiên về hư chứng, dùng nhục quế để dập “ngọn lửa” vùng hầu họng, đưa hoả quy vê thận.

“Thập toàn đại bổ” điều trị viêm họng mạn tính theo cơ chế dùng nhục quế vị cay tính nóng dẫn hoả bên trên quy về thận. Bài thuốc có tác dụng bồi bổ, phù hợp dùng trong các trường hợp họng khô, đau, sắc mặt trắng kém tươi nhuận, ngủ kém, lưỡi nhạt, rêu trắng… biểu hiện của khí huyết như nhược.

Trên đây là một số ứng dụng của bài thuốc cổ phương “Thập toàn đại bổ” theo các bệnh lý hiện đại, phạm vi điều trị của “Thập toàn đại bổ” không chỉ dừng lại như vậy, trong điều trị cần linh hoạt vận dụng mới có thể đạt hiệu quả cao nhất.

Chú ý: đối với người thể trạng táo nhiệt, thấp nhiệt uẩn kết cần thận trọng khi sử dụng. 

Thập toàn đại bổ P/H là thuốc thảo dược được bào chế theo bài thuốc cổ phương "Thập toàn đại bổ" trên dây truyền sản xuất đạt tiêu chuẩn sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới GMP –WHO. Thuốc có trong danh mục thuốc thiết yếu của Bộ Y tế, được phân phối rộng rãi tại hơn 20.000 hiệu thuốc trên toàn quốc.

Thập toàn đại bổ P/H được chỉ định điều trị trong các trường hợp khí và huyết đều hư, sắc mặt xanh, hơi thở ngắn, đánh trống ngực, chóng mặt, dễ ra mồ hôi, sức yếu, mệt mỏi, tay chân không ấm.